Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địatô TBCN

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

1.5.2.4.1 Tư bản kinh doanh nông nghiệp.

Trong nông nghiệp quan hệ sản xuất TBCN được hình thành chủ yếu theo hai con đường:

Một là, thông qua cải cách, dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức TBCN (sử dụng lao động làm thuê) như ở Đức, Ý, Nga, Nhật.

Hai là, thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xoá bỏ kinh tế địa chủ phong kiến,

phát triển kinh tế TBCN, như ở Anh, Mỹ, Pháp.

Tồn tại chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng đất.

Quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp gồm ba giai cấp: Địa chủ (độc quyền sở hữu ruộng đất); nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh ruộng đất) và giai cấp công nhân làm thuê trong nông nghiệp.

1.5.2.4.2 Bản chất của địa tô TBCN.

Trong nông nghiệp, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân như các ngành khác, nhưng họ phải thuê ruộng đất của địa chủ để kinh doanh, do vậy ngoài lợi nhuận bình quân họ phải thu được phần lợi nhuận siêu ngạch để trả cho nhà tư bản dưới hình thức địa tô. Phần lợi nhuận siêu ngạch phải ổn định và lâu dài.

Vậy: Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.

Bản chất của địa tô TBCN là mối quan hệ bóc lột giá trị thặng dư giữa 3 giai cấp trong đó, giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ cùng tham gia bóc lột giai cấp công nhân làm thuê trong nông nghiệp.

1.5.2.4.3 Các hình thức điạ tô TBCN

Địa tô chêch lệch.

Trong kinh doanh nông nghiệp, giá cả của hàng hoá nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất (độ màu mỡ xấu nhất, vị trí địa lý khó khăn nhất...), chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp. Vì thế, nếu kinh doanh trên đất tốt hoặc trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và nó thuộc về người chủ ruộng đất (nhà tư bản phải trả cho địa chủ) gọi là địa tô chêch lệch.

Vậy: Địa tô chêch lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chêch lệch giữa giá cả sản

xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Địa tô chêch lệch có hai loại: Địa tô chêch lệch I và địa tô chêch lệch II.

+ Địa tô chêch lệchI: là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có những điều

kiện tự nhiên thuận lợi, tức là có độ màu mỡ hay vị trí thuận lợi hơn.

Bảng 1: Địa tô chêch lệch I thu được trên ruộng đất tốt và trung bình.

Loại ruộng Tư bản đầu tư p' Sản lượng (tạ)

Giá cả SX cá biệt Giá cả SX chung Địa tô c.lệch Của 1 tạ Của Tổng s.phẩm Của 1 tạ Của tổng s. phẩm Tốt 100 20 6 20 120 30 180 60 T.Bình 100 20 5 24 120 30 150 30 Xấu 100 20 4 30 120 30 120 0

Bảng 2: Địa tô chêch lệch I thu được trên ruộng đất có vị trí thuận lợi gần nơi tiêu thụ.

Vị trí ruộng đất Tư bản p Tổng Gía cả SX cá Giá cả SX chung

đầu tư Sản lượn g (tạ) Chi phí vận chuyển giá cả SX cá biệt biệt 1 tạ Địa tô chênh lệch Của 1tạ Của tổng SP Gần thị trường 100 20 5 0 120 24 27 135 15 Xa thị trường 100 20 5 15 125 27 27 135 0

+ Địa tô chêch lệch II là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.

Bảng 3B: Địa tô chêch lệch II thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất.

Loại ruộng Lần đầu tư Tư bản đầu tư p Sản lượng (tạ) Giá cả SX cá biệt

Giá cả SX chung Địa tô chêch lệch 1 tạ Tổng S.lượng Cùng một thửa ruộng Thứ 1 thứ 2 thứ 3 100 100 100 20 20 20 4 6 8 30 20 15 30 30 30 120 180 240 0 60 120

Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Nhưng khi hết hợp đồng, địa chủ sẽ tìm cách nâng giá thuê ruộng đất lên, tức là biến địa tô chêch lêch II thành địa tô chêch lêch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Nhà tư bản muốn kéo dài thời hạn thuê ruộng đất, ngược lại, địa chủ lại chỉ muốn cho thuê trong thời hạn ngắn. Vì vậy trong thời hạn thuê đất nhà tư bản

tìm mọi cách quay vòng sản xuất, tận dụng và vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai. Mác cho rằng lối kinh doanh TBCN trong nông nghiệp dẫn đến quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa tô tuyệt đối.

+ Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình

thành bởi sự chêch lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung.

Đây là loại địa tô mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, bất kể ruộng đất tốt hay xấu.

+ Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp.

+ Nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng

đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh để hình thành lợi nhuận bình quân.

Ví dụ: Có hai nhà tư bản công nghiệp và nông nghiệp cùng bỏ ra một số tư bản là

100. với m' bằng 100% nhưng c /v của công nghiệp là 4/1 và c /v của nông nghiệp là 3/2. Giá trị sản phẩm sẽ là.

Trong công nghiệp : 80c + 20v + 20m = 120. Trong nông nghiệp : 60c + 40v + 40m = 140.

Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là 40 - 20 = 20. Số chêch lệch này là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, chuyển hoá thành địa tô tuyệt đối.

Địa tô độc quyền.

+ Địa tô độc quyền là hình thức địa tô đặc biệt của địa tô TBCN nó tồn tại cả

trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và các khu đất trong thành phố.

Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền hình thành ở những nơi đất có tính chất đặc

biệt, nó cho phép nuôi trồng những cây, con đặc sản, hoặc sản xuất ra những nông sản phẩm đặc biệt.

Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở những khu đất khai thác

những loại khoáng sản quý hiếm.

Trong thành phố, địa tô độc quyền có ở những khu đất có vị trí thuận lợi đặc biệt

cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, nhà cho thuê mang lại lợi nhuận cao.

+ Nguồn gốc địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

1.5.2.4.4 Giá cả ruộng đất

Trong CNTB, ruộng đất không chỉ cho thuê mà còn có thể mua, bán. Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi vì ruộng đất đem lại địa tô tức là đem lại thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt, còn địa tô chính là lợi tức của số tư bản đó.

Trên thực tế giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức của tư bản gửi vào ngân hàng.

Trong đó: R: Địa tô Z’NH:

Ví dụ: Một mảnh đất đem lại địa tô bình quân 200USD/năm, tỷ suất lợi tức ngân

hàng là 5% thì giá cả mảnh đất đó là:

Nếu số tiền đó (4000USD) không mua đất mà đem gửi vào ngân hàng với tỷ suất lợi tức 5% cũng sẽ thu được 200 USD.

Nghiên cứu lý luận địa tô TBCN có ý nghĩa: Vạch rõ quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp đó là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản chia nhau giá trị thặng dư do bóc lột lao động của công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra. Ngoài ra, lý luận địa

tô của Mác còn là cơ sở khoa học xây dựng các chính sách thuế trong nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có liên quan đến đất đai có hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2 SỰ CỐNG HIẾN CỦA C.MÁC 2.1 Quan điểm của các trường phái trước C.Mác

2.1.1 Quan điểm của trường phái trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá độ mà nền kinh tế phong kiến bước vào thời suy thoái và nền kinh tế TBCN bắt đầu hình thành. Nó ra đời phản ánh những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản và nó được phát triển rộng rãi ở các nước Tây Âu. Mặc dù thời kỳ này chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính quy luật nhưng hệ thống quan điểm học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển. Điều này được thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền.

Học thuyết kinh tế trọng thương coi lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có.

2.1.2 Quan điểm của trường phái cổ điển

Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển của công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khả năng giải thích của lý thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện. Các nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên, họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế thị trường. Tiêu biểu là các quan điểm của Keneys, A.Đ Smith, Ricacdo.

a)Quan điểm của Keneys :

Keneys được C.Mac đánh giá là cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ điển và ông có công lao to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Keneys đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu sản phẩm, tức là nền móng cho việc nghiên cứu quan hệ thặng dư sau này. Ông đã đưa ra những quan điểm kinh tế để tiến hành phê phán chủ nghĩa trọng thương. Keneys cho rằng trao đổi thương mại chỉ đơn thuần là việc đổi giá trị này lấy giá trị sử dụng khác theo nguyên tắc ngang giá cả. Hai bên không có gì để mất hoặc được cả. Bởi vậy thương nghiệp không thể đẻ ra tiền được. Theo ông, sản phẩm thặng dư chỉ được tạo ra từ sản xuất- nông nghiệp kinh doanh theo kiểu TBCN bởi vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã tạo ra được chất mới nhờ có sự giúp đỡ của tự nhiên. Đây là một quan điểm sai lầm. Nhưng ông cũng manh nha bước đầu tìm ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Ông cho chi phí sản xuất là tiền lương, sản phẩm thuần tuý là số chênh lệch giữa thu hoạch và tiền lương, đó chính là phần do lao động thặng dư tạo ra.

b)Quan điểm của A.Đ Smith

Theo ông địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động, lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động, chúng đều có chung nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân.Về mặt chất, nó phản ánh quan hệ bóc lột. Xuất phát từ sự phân tích giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra A.Đ Smith thấy một thực tế là công nhân chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của tư bản. Ông cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra trong lĩnh vực sản xuất và trong lĩnh vực lưu thông.

Ông thấy địa tô chênh lệch I do màu mỡ đất đai và vị trí gần xa quyết định nhưng không nghiên cứu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. Những tư tưởng kinh tế của A.Đ Smith tuy còn hạn chế và mâu thuẫn, song cũng gây tiếng vang lớn trong giới học giả kinh tế cổ điển. Ông được nhiều tác giả hậu bối coi là "cha đẻ của kinh tế học".

Nếu như A.Đ Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triển mạnh mẽ thì David Ricacdo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Đó là điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.Đ Smith dừng lại. Ông là người kế tục xuất sắc của A.Đ Smith. Theo C.Mac, A.Đ Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn Ricacdo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. Ông sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng công cụ trừu tượng hoá, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học chính xác, đặc biệt là phương pháp suy diễn để nghiên cứu kinh tế chính trị học.

Về lợi nhuận, Ricacdo cho rằng "Lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân". Ông đã thấy xu hướng giảm sút tỷ xuất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản. Về địa tô, Ricacdo dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô, rằng địa tô hình thành không trái với quy luật giá trị. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng địa tô là sản phẩm của những lực lượng tự nhiên hoặc năng xuất đặc biệt trong nông nghiệp. Ông đã nhận thức rằng giá trị nông phẩm được hình thành trong điều kiện ruộng đất xấu nhất, nếu kinh doanh trên ruộng đất trung bình sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch và lợi nhuận này rơi vào tay địa chủ dưới hình thức địa tô ( địa tô chênh lệch I). nhưng ông không biết địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối.

2.2 Những hạn chế của những quan điểm trước C.Mác

A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân là mua bán lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận, không giải thích được vì sao trao đổi hàng hóa theo đúng quy luật giá trị mà nhà tư bản thu được lợi nhuận

Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng

thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại.

Hạn chế lớn nhất của A.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể hiện ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư bản bất biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội. Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng.

Học thuyết của Ricardo, Ông chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)