Quan điểm của trường phái Cổ điển

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển của công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khả năng giải thích của lý thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện. Các nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên, họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế thị trường. Tiêu biểu là các quan điểm của Keneys, A.Đ Smith, Ricacdo.

a)Quan điểm của Keneys :

Keneys được C.Mac đánh giá là cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ điển và ông có công lao to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Keneys đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu sản phẩm, tức là nền móng cho việc nghiên cứu quan hệ thặng dư sau này. Ông đã đưa ra những quan điểm kinh tế để tiến hành phê phán chủ nghĩa trọng thương. Keneys cho rằng trao đổi thương mại chỉ đơn thuần là việc đổi giá trị này lấy giá trị sử dụng khác theo nguyên tắc ngang giá cả. Hai bên không có gì để mất hoặc được cả. Bởi vậy thương nghiệp không thể đẻ ra tiền được. Theo ông, sản phẩm thặng dư chỉ được tạo ra từ sản xuất- nông nghiệp kinh doanh theo kiểu TBCN bởi vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã tạo ra được chất mới nhờ có sự giúp đỡ của tự nhiên. Đây là một quan điểm sai lầm. Nhưng ông cũng manh nha bước đầu tìm ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Ông cho chi phí sản xuất là tiền lương, sản phẩm thuần tuý là số chênh lệch giữa thu hoạch và tiền lương, đó chính là phần do lao động thặng dư tạo ra.

b)Quan điểm của A.Đ Smith

Theo ông địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động, lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động, chúng đều có chung nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân.Về mặt chất, nó phản ánh quan hệ bóc lột. Xuất phát từ sự phân tích giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra A.Đ Smith thấy một thực tế là công nhân chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của tư bản. Ông cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra trong lĩnh vực sản xuất và trong lĩnh vực lưu thông.

Ông thấy địa tô chênh lệch I do màu mỡ đất đai và vị trí gần xa quyết định nhưng không nghiên cứu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. Những tư tưởng kinh tế của A.Đ Smith tuy còn hạn chế và mâu thuẫn, song cũng gây tiếng vang lớn trong giới học giả kinh tế cổ điển. Ông được nhiều tác giả hậu bối coi là "cha đẻ của kinh tế học".

Nếu như A.Đ Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triển mạnh mẽ thì David Ricacdo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Đó là điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.Đ Smith dừng lại. Ông là người kế tục xuất sắc của A.Đ Smith. Theo C.Mac, A.Đ Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn Ricacdo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. Ông sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng công cụ trừu tượng hoá, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học chính xác, đặc biệt là phương pháp suy diễn để nghiên cứu kinh tế chính trị học.

Về lợi nhuận, Ricacdo cho rằng "Lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân". Ông đã thấy xu hướng giảm sút tỷ xuất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản. Về địa tô, Ricacdo dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô, rằng địa tô hình thành không trái với quy luật giá trị. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng địa tô là sản phẩm của những lực lượng tự nhiên hoặc năng xuất đặc biệt trong nông nghiệp. Ông đã nhận thức rằng giá trị nông phẩm được hình thành trong điều kiện ruộng đất xấu nhất, nếu kinh doanh trên ruộng đất trung bình sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch và lợi nhuận này rơi vào tay địa chủ dưới hình thức địa tô ( địa tô chênh lệch I). nhưng ông không biết địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 37)