Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

1.5.2.3.1 Công ty cổ phần.

Sự phát triển của nền kinh tế TBCN và các quan hệ tín dụng làm xuất hiện công ty cổ phần. Công ty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình thành từ việc liên kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một phần thu nhập của Công ty cổ phần dưới hình thức lợi tức cổ phiếu (cổ tức). Lợi tức cổ phiếu cao, thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động của Công ty cổ phần.Về nguyên tắc, công ty cổ phần không hoàn lại vốn cho chủ cổ phiếu, cổ phiếu không còn giá trị khi công ty bị phá sản. Trên thị trường, cổ phiếu được mua bán như một loại hàng hoá, giá cả của nó gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với lợi tức cổ phiếu và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng.

Ví dụ: Một cổ phiếu mỗi năm đem lại lợi tức là 9USD, tỷ suất lợi tức ngân hàng là

3% thì thị gía cổ phiếu là 300USD.

Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông, được tham gia đại hội cổ đông, bầu ra hội đồng quản trị và thông qua các quyết định của công ty. Tuy nhiên, phiếu biểu quyết trong

đại hội cổ đông được quyết định theo số lượng cổ phiếu, do đó những nhà tư bản nắm được cổ phiếu khống chế sẽ thao túng được mọi hoạt động của công ty cổ phần.

Ngoài cổ phiếu, công ty cổ phần còn có thể phát hành trái phiếu để thu hút thêm vốn. Khác với cổ phiếu, người sở hữu trái phiếu được hưởng khoản lợi tức cố định và được trả lại vốn sau thời hạn ghi tên trái phiếu. Người mua trái phiếu không phải là cổ đông.

Tác dụng của Công ty cổ phần: Sự hình thành Công ty cổ phần làm cho tư bản

được tập trung nhanh chóng, xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ làm tăng sức mạnh cạnh tranh... đem lại nguồn lợi lớn cho các nhà tư bản. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tư bản đầu tư, tăng tính linh hoạt và cạnh tranh trong nền kinh tế.

1.5.2.3.2 Thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch, mua- bán các loại chứng khoán có giá như: cổ phiếu, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố....Thị trường chứng khoán

thường diễn ra chủ yếu ở sở giao dịch chứng khoán và một phần ở ngân hàng lớn.

Thị trường chứng khoán là loại thị trường rất nhạy cảm với các biến động kinh tế, chính trị, xã hội..., nó được coi là "phong vũ biểu" của nền kinh tế. Chỉ số giá cả chứng khoán tăng hay giảm biểu hiện nền kinh tế phát triển hay sa sút.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w