: HA KHANH TRANSPORT COMPANY LIMITTED.
2.2.4. Thực trạng nội dung phân tích tài chính của Công ty TNHH vận tải Hà Khánh
2.2.4.1. Phân tích tình hình biến động tài sản- nguồn vốn của Công ty TNHH vận tải Hà Khánh
Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH vận tải Hà Khánh
Bảng 2.1. Tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH vận tải Hà Khánh giai đoạn năm 2011-2013
Đvt :VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011
2013/2011 2012/2011
Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.255.548.905 970.143.151 716.569.571 285.405.754 29,42% 253.573.580 35,39% 1. Tiền và các khoản tương đương
tiền 959.940.975 772.827.014 315.431.393 187.113.961 24,21% 457.395.621 145,01%
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 193.505.949 51.336.800 150.485.115 142.169.149 276,93% (99.148.315) -65,89%
3. Hàng tồn kho 11.924.561 64.055.881 (11.924.561) -100% (52.131.320) -81,38%
4. Tài sản ngắn hạn khác 68.759.515 134.054.776 186.597.182 (65.295.261) -48,71% (52.542.406) -28,16%
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.000.000 9.196.624 104.495.298 (4.196.624) -45,63% (95.298.674) -91,20%
1. Tài sản cố định 3.399.992 3.399.992 75.357.514 - 0% (71.957.522) -95,49%
2. Tài sản dài hạn khác 1.600.008 5.796.632 29.137.784 (4.196.624) -72,40% (23.341.152) -80,11%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.260.548.905 979.339.775 821.064.869 281.209.130 28,71% 158.274.906 19,28%
35
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Qua biểu đồ 2.1, ta nhận thấy trong ba năm gần đây tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng tài sản và ngày càng có xu hướng tăng lên. Cụ thế, năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 87%, năm 2012 là 99% và đến năm 2013 là 99,6%. Là một Công ty chuyên về lĩnh vực vận tải, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, đáng nhẽ ra công ty TNHH vận tải Hà Khánh phải có tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm phần lớn trên tổng tài sản, thế nhưng thực tế tài sản dài hạn của Công ty lại rất thấp và càng ngày càng có xu hưởng giảm sút. Nguyên nhân là do công ty không chịu đầu tư mua mới tài sản cố định, cụ thể là các xe vận tải phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tài sản cố định cả công ty hầu hết là các xe vận tải đã cũ do vậy chi phí khấu hao ngày càng lớn khiến giá trị tài sản cố định ngày càng giảm kéo theo tài sản dài hạn giảm. Việc không đầu tư cho đoàn xe vận tải sẽ khiến công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Tổng tài sản của Công ty trong giai đoạn năm 2011-2013 luôn có xu hướng tăng lên, cụ thể là năm 2012 tổng tài sản tăng 19,28% so với năm 2011, còn năm 2013 tổng tài sản tăng 28,71%. Sự tăng lên này chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng lên với mức tăng trung bình là khoảng 32,4%, trong khi đó tài sản dài hạn lại tụt giảm đến 68,4% vào năm 2012 và 239,54% vào năm 2013.
Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên là do:
Trong tổng tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chiếm tỷ trong khá lớn trong cả ba năm liền. Cụ thể là năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 44,02% trên tổng tài sản ngắn hạn, năm 2012 tăng mạnh lên 79,66%, còn đến năm 2013 thì giảm còn 75,38%. Việc tăng cường dự trữ tiền mặt của
0%20% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
99.60% 99.06%
87.27%
0.40% 0.94% 12.73%
công ty là khá hợp lý bởi lẽ tiền mặt với tính thanh khoản cao sẽ giúp công ty tăng khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn của mình, nhất là trong bối cảnh nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 đã tăng 103,86% so với năm 2011, còn năm 2013 tăng 86,35% so với năm 2012. Tuy nhiên, từ bảng 2.1 ta có thể dễ dàng nhận thấy, lượng tiền Công ty dữ trữ nhiều gần như gấp đôi các khoản nợ ngắn hạn. Lượng tiền đấy do không được đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên không những không đem lại lợi nhuận cho công ty mà ngược lại còn khiến công ty phát sinh thêm chi phí cơ hội và chi phí quản lý khoản tiền này. Công ty cần tính toán lại mức dự trữ tiền tối ưu để sao cho có hiệu quả sử dụng tài sản là tốt nhất, tránh tình trạng bị đọng vốn.
Các khoản phải thu ngắn hạn có biến động bất ổn trong ba năm gần đây. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 65,89% so với năm 2011 do không phát sinh các khoản phải thu khách hàng như năm trước. Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2012 chủ yếu phát sinh từ số tiền Công ty đã trả trước cho người bán từ năm 2011 mà chưa được thanh toán. Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 142.169.149 VNĐ (tương đương 276,93%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã tìm kiếm được nhiều hợp đồng hơn, các dự án thực hiện cũng nhiều hơn và điều này cũng chứng tỏ công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng hơn so với năm 2012. Thật vậy, nếu như năm 2012, chích sách tín dụng của công ty là 2/10net15 thì sang đến năm 2013, chinh sách tín dụng đã được điều chỉnh là 2/10net20, tức là thời gian cho khách hàng thanh toán chậm đã tăng thêm 5 ngày. Hơn thế nữa, công ty còn hạ tiêu chuẩn tín dụng bằng cách cho các công ty có tình hình tín dụng và mức thế chấp thấp hơn trước đây được thanh toán chậm nhằm tăng lượng khách hàng mới, mở rộng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao, vì vậy công ty cần phải tăng cường thu các khoản nợ để tránh bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn bằng các giải pháp như đưa ra tỷ lệ chiết khấu cao cho những khách hàng thanh toán sớm.
Hàng tồn kho cũng có biến động khá là bất ổn trong ba năm 2011-2013. Năm 2012, Hàng tồn kho giảm mạnh từ 64.055.881 VNĐ vào năm 2011 xuống còn 11.924.561 VNĐ, tức giảm 81,38%. Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là các nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ phục vụ cho ngành vận tải. Do trong năm 2012 tình hình nền kinh tế khó khăn nên Công ty đã hạn chế lượng hàng tồn kho để tối đa hóa nguồn tiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2013, hàng tồn kho tăng 7.651.306 VNĐ (tương đương 64,16%) so với 2012. Nguyên nhân là do ngoài việc cung cấp các dịch vụ vận tải, Công ty TNHH vận tải Hà Khánh mới đầu tư buôn bán các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ
37
ngành giao thông vận tải, ngành may mặc và thủ công mỹ nghệ). Việc tăng cường dự trữ hàng tồn kho sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, lượng tồn khó quá lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và làm cho vòng quay vốn bị chậm lại, chưa kể còn phát sinh nhiều chi phí khác như: chi phí thuê nhà kho, chi phí bảo quản, dự phòng giảm giá hàng tồn kho...Do vậy, Công ty cần có biện pháp thích hợp để tăng hiệu suất của chu trình sản xuất kinh doanh, tăng số lương khách hàng và xác định chuẩn xác hơn về nhu cầu dự kiến trong tương lai để lượng hàng tồn kho là tối ưu nhất nhằm giảm chi phí dự trữ kho và tăng lợi nhuận của mình.
Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng giảm trong ba năm gần đây. Năm 2011 tài sản ngắn hạn khác là 186.597.182 VNĐ chiếm 26,04% trên tổng tài sản ngắn hạn, năm 2012 tài sản này là 134.054.776 VNĐ, giảm 28,16% so với năm trước, chiếm 13,82% tổng tài sản ngắn hạn, đến năm 2013 tài sản ngắn hạn khác chỉ là 68.759.525 VNĐ, giảm 48,71% và chiếm tỷ trọng 2,6%. Tài sản ngắn hạn khác của công ty chủ yếu phát sinh từ thuế GTGT được khấu trừ và các khoản phải thu Nhà nước.
- Thuế GTGT được khấu trừ năm 2012 và năm 2013 đều giảm so với năm trước.
Cụ thế là năm 2012 giảm 49.944.044 VNĐ, tương đương giảm 41,49%, năm 2013 giảm 45.918.146 VNĐ, tương đương 65,19%. Thuế GTGT phát sinh chủ yếu do công ty mua các phụ tùng thay thế cho các đầu xe vận tải và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mình. Do công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên đã được khấu trừ khoản thuế GTGT đã đóng. Tuy nhiên trong hai năm gần đây do công ty hạn chế phát sinh các khoản đầu tư vào thay thế vật tư phụ tùng cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng nên phần thuế GTGT được khấu trừ giảm.
- Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước năm 2012 là 63.620.617 VNĐ,
giảm 3,92% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 là 44.243.502 VNĐ giảm 30,46% so với năm 2012. Do trong năm 2012 công ty có số thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn số thuế tạm nộp nên phần thuế tạm nộp chênh lệch được hoạch toán vào khoản thuế và các khoản phải thu Nhà nước năm 2013 khiến cho khoản này giảm xuống.
Tài sản dài hạn giảm mạnh từ 104.495.298 VNĐ vào năm 2011 xuống
5.000.000 VNĐ vào năm 2013 do những nguyên nhân sau:
Tài sản cố định năm 2012 có biến động mạnh so với năm 2011 khi tụt giảm từ 75.357.514 VNĐ xuống còn 3.399.992 VNĐ. Như đã giải thích ở trên, sự giảm sút của tài sản cố định là vì chi phí khấu hao của công ty ngày càng lớn trong khi giá trị tài sản cố định lại không tăng lên do Công ty không đầu tư mua mới tài sản cố định. Năm 2013, tài sản cố định không có biến động do thị trường trong nước còn chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế khiến Công ty không có kế hoạch mở rộng quy mô kinh
doanh. Do đó, Công ty không đầu tư vào mua mới hay thuê thêm tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là các xe vận tải cũ, đã được trích khấu hao hết. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên có kế hoạch đầu tư vào việc mua mới TSCĐ để tăng chất lượng phục vụ khách hàng cũng như tăng lợi thế cạnh tranh của mình với các đối thủ trên thị trường.
Tài sản dài hạn khác cũng giảm mạnh trong ba năm 2011-2013. Cụ thể là năm 2012, tài sản dài hạn khác là 5.796.632 VNĐ, giảm 80,11% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, tài sản dài hạn khác lại giảm tiếp 72,4% xuống còn 5.000.000 VNĐ. Tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn phát sinh khi công ty thực hiện trả trước tiền thuê kho bãi cho đoàn xe vận tải. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty hạn chế trả trước các chi phí dài hạn để duy trì nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Công ty TNHH vận tải Hà Khánh
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH vận tải Hà Khánh giai đoạn năm 2011-2013
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Trong ba năm 2011-2013, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn ngày càng có xu hướng tăng lên khiến cho tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống, mặc dù về mặt thực tế số nợ phải trả vẫn tăng. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ cơ cấu nguồn vốn, ta có thể dễ dàng nhận thấy nợ phải trả chiếm đa số tỷ trọng trên tổng nguồn vốn của Công ty. Là một Công ty chuyên về lĩnh vực vận tải nên cần rất nhiều vốn để đầu tư cho tài
0%20% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 40% 28% 16% 60% 72% 84% Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
39
Bảng 2.2 Biến động nguồn vốn Công ty TNHH vận tải Hà Khánh
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối I. Nợ phải trả 509.076.701 273.176.691 134.000.000 235.900.010 86,35% 139.176.691 103,86%
1.Nợ ngắn hạn 509.076.701 273.176.691 134.000.000 235.900.010 86,35% 139.176.691 103,86% Người mua trả tiền trước 350.076.701 139.176.691 210.900.010 151,53% 139.176.691
Các khoản phải trả ngắn hạn khác 159.000.000 134.000.000 134.000.000 25.000.000 18,66% -
II. Vốn chủ sở hữu 751.472.204 706.163.084 687.064.869 45.309.120 6,42% 19.098.215 2,78% 1. Vốn chủ sở hữu 751.472.204 706.163.084 687.064.869 45.309.120 6,42% 19.098.215 2,78% 1. Vốn chủ sở hữu 751.472.204 706.163.084 687.064.869 45.309.120 6,42% 19.098.215 2,78% 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 280.972.204 235.663.084 216.564.869 45.309.120 19,23% 19.098.215 8,82%
Tổng nguồn vốn 1.260.548.905 979.339.775 821.064.869 281.209.130 28,71% 158.274.906 19,28%
sản cố định, do vậy việc Công ty tăng cường chiếm dụng nguồn vốn từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhưng sự tăng lên của vốn chủ sở hữu trong ba năm gần đây cũng là một dấu hiệu tốt, nó khiến Công ty ít bị phụ thuộc vào các nguồn vốn huy động từ bên ngoài, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được ổn định, nhất là trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế như hiện nay.
Tổng nguồn vốn trong ba năm đều có xư hướng tăng, cụ thể là năm 2012 tổng
nguồn vốn là 979.339.775 VNĐ, tăng 19,28% so với năm 2011. Năm 2013 là 1.260.548.905 VNĐ ( tương đương 28,71%) so với 2012 do những nguyên nhân sau:
Nợ phải trả tăng khá nhanh từ 134.000.000 VNĐ vào năm 2011 lên 509.076.701
VNĐ vào năm 2013, tương đương tăng 280%. Nợ phải trả chủ yếu phát sinh từ các khoản người mua trả tiền trước và các khoản phải trả khác.
- Người mua trả trước không phát sinh vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 khoản này là 139.176.691 VNĐ và năm 2013 là 350.076.701 VNĐ, tăng 151,53% so khoản này là 139.176.691 VNĐ và năm 2013 là 350.076.701 VNĐ, tăng 151,53% so với năm 2012. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trước sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng của công ty. Từ đó cũng thể hiện công ty kinh doanh có uy tín nên được bạn hàng tin tưởng cho phép trả chậm. Tuy nhiên việc tăng quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn của các khoản này sẽ gây áp lực đến khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của công ty. Vì vậy công ty cần có chính sách hợp lý để có thể giao trả hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng đúng hạn. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến uy tín cũng như không phát sinh các chi phí lãi vay hay tiền phạt cho bên mua do không trả hàng đúng hạn.
- Ngoài ra, các khoản phải trả ngắn hạn khác năm 2012 không có biến động gì so với năm 2011, nhưng năm 2013 các khoản phải trả ngắn hạn khác là 159.000.000 VNĐ, tăng 18,66%. Nguyên nhân là do một số tài sản Công ty đi thuê mặt bằng như văn phòng làm việc và kho bãi bị đáng giá lại và giá trị của chúng đã tăng lên so với trước đây. Chênh lệch giá phát sinh do đánh giá lại các tài sản đó khiến cho khoản phải trả ngắn hạn khác của Công ty tăng lên.
Vốn chủ sở hữu tăng từ 687.064.869 VNĐ vào năm 2011 lên 751.472.204 VNĐ
vào năm 2013, tương đương tăng 9,37%, nguyên nhân là do:
Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu không có biến động gì trong ba năm gần đây, vẫn giữ ở mức 470.500.000 VNĐ là do những khó khăn trong thị trường vận tải đã khiến cho công ty không thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ có thể tiếp tục duy trì quy mô của công ty ổn định như các năm trước.
Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối có xu hướng tăng dần trong ba năm gần
41
năm gần đây còn tồn tại nhiều bất ổn nên công ty đã quyết định sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sẽ giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác.