: HA KHANH TRANSPORT COMPANY LIMITTED.
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính
Hiện tại, Công ty TNHH vận tải Hà Khánh sử dụng hai phương pháp để tiến hành công tác phân tích tài chính đó là: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Các tỷ số phân tích theo phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số được trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác một tỷ số tái chính lúc này được trình bày bằng một vài tỷ số tài chính khác. Để khắc phục nhược điểm của hai phương pháp phân tích trên, Công ty nên sử dụng mô hình Dupont kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn vào phân tích tài chính.
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Còn phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định.Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont kết hợp với phương pháp thay thế để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Bảng 3.1 Tỷ suất sinh lời trên VCSH tính theo phƣơng pháp Dupont Chỉ tiêu ROS Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản Hệ số TS trên VCSH ROE Năm 2011 0,004 3,14 1,20 0,016 Năm 2012 0,006 3,52 1,39 0,027 Năm 2013 0,014 2,51 1,68 0,06 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Mô hình Dupont đối với ROE
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng * Doanh thu * Tổng tài sản
VCSH Doanh thu Tổng tài sản VCSH
Như vậy, theo mô hình này chỉ tiêu ROE bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính là tỉ suất lợi nhuận thuần (ROS), hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản trên VCSH (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính). Dựa vào các yếu tố này, ta nhận thấy ROE năm 2012 tăng lên 0,027, tương đương tăng 65% so với năm 2011 là do ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất, năm 2012, công ty ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp hàng hóa,
dịch vụ hơn khiến doanh thu thuần tăng lên 33,56%. Tuy nhiên, sự tăng lên của số lượng hợp đồng ký kết cũng với việc công ty sử dụng phần lớn nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu khiến giá vốn hàng bán tăng mạnh lên 45,85%. Vì vậy, dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận gộp của công ty năm 2012 lại giảm xuống 9,45% so với năm 2011. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng mạnh lên 69,22% nhờ chinh sách tối thiểu hóa chi phí khiến chi phí quản lý kinh doanh được sử dụng tiết kiệm hơn và đã giảm 10,69% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần khiến chỉ tiêu ROS tăng lên 0,006, tức tăng khoảng 27%.
Thứ hai, doanh thu thuần tăng lên 33,56% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng
19,28% khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên 3,52 lần, tức tăng 12,1%.
Thứ ba, tổng tài sản năm 2012 tăng 19,28% nhưng do công ty sử dụng phần lớn
nguồn vốn huy động từ bên ngoài để tài trợ cho việc mở rộng quy mô hoạt động nên vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ lên 2,78% làm cho tỷ suất tổng tài sản trên VCSH cũng tăng lên 16,05% so với năm 2011.
Như vậy, ROS tăng 27%, hiệu suất sử dụng tài sản tăng 12,1% và đòn bẩy tài chính tăng 16,05% là ba nguyên nhân dẫn đến ROE năm 2012 tăng lên 65%.
Sang đến năm 2013, ROE tiếp tục tăng mạnh lên 123% khi đạt mức 0,06 lần. Nguyên nhân cũng bởi ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự cạnh tranh ác liệt trong ngành vận tải khiến doanh thu thuần của
công ty năm 2013 giảm nhẹ đi 8,29% nhưng nhờ việc thay đổi nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ nhập khẩu sang sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước có giá cả thấp và ổn định hơn trước khiến cho giá vốn hàng bán giảm 19,96% nên lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng lên 137,24% so với năm 2012. Từ đấy làm ROS tăng mạnh lên 159%.
Thứ hai, doanh thu thuần đã giảm 8,29% trong khi tổng tài sản tăng 28,71% cho
thấy công ty sử dụng tài sản không hiệu quả và quả thật hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2013 chỉ là 2,51 lần, giảm 28,69% so với năm 2012.
67
Thứ ba, công ty vẫn duy trì chính sách tăng cường sử dụng nguồn vốn huy động
từ bên ngoài như năm 2012 khiến tổng tài sản tăng đến 28,69% trong khi VCSH chỉ tăng 6,42%, do đó đòn bẩy tài chính tăng 20,95% so với năm trước.
Tóm lại, năm 2013, ROE tăng chủ yếu là do công ty tiết giảm chi phí giá vốn hàng bán và tăng cường sử dụng nguồn vốn nợ khiến ROS và đòn bẩy tài chính tăng cao chứ không phải do tài sản được sử dụng hiệu quả hơn trước. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có chính sách quản lý tài sản phù hợp nhất là chính sách quản lý tài sản ngắn hạn, đồng thời cũng nên đánh giá lợi ích và chi phí của đòn bẩy tài chính để tránh đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Mô hình Dupont đối với ROA
ROA =
Lợi nhuận ròng *
Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản
Hay ROA = ROS * Hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 3.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tính thro phƣơng pháp Dupont Chỉ tiêu ROS Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản ROA
Năm 2011 0,004 3,14 0,014
Năm 2012 0,006 3,52 0,020
Năm 2013 0,014 2,51 0,036
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
Như vậy, thông qua mô hình Dupont, ta thấy chỉ tiêu ROA bị tác động bởi hai yếu tố là ROS và hiệu suất sử dụng tài sản. Như đã phân tích ở trên, năm 2012, ROS tăng 27% và hiệu suất sử dụng tài sản tăng 12,1% khiến cho ROA tăng lên 42% đạt mức 0,02 lần. Sang đến năm 2013, ROA lại tiếp tục tăng lên 0,036 lần, tức tăng khoảng 84%. Nhưng ROA tăng không phải do tài sản được sử dụng hiệu quả vì hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đã giảm đi 28,69% mà là do tốc độ tăng của ROS lên tới 159% lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Qua phân tích ROA theo mô hình Dupont, ta lại có thể kết luận một lần nữa là hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang có chiều hướng giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời và tình hình tài chính của công ty. Do vậy, công ty nên cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản của mình bằng cách đưa ra chính sách sử dụng tài sản hợp lý, đặc biệt là chính sách sử dụng tiền mặt và chính sách quản lý hàng tồn kho. Nguyên nhân là do hai loại tài sản ngắn hạn này có cơ cấu bất hợp lý, trong hai năm 2012 và 2013, tiền mặt luôn chiếm đến hơn 70% tỉ trọng TSNH của công ty trong khi đó hàng tồn kho lại chỉ chiếm gần 2% tổng TSNH.