Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử

Một phần của tài liệu Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (Trang 77)

7. Kết cấu Luận văn

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử

và sử dụng NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ

Tăng cường hoạt động kiểm tra , thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN nhằm phát hiê ̣n , uốn nắn ki ̣p thời những sai pha ̣m trong hoa ̣t đô ̣ng quản lý và sử dụng NSNN tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc. Vì vậy, việc xây dựng phương án kiểm tra cu ̣ thể, chủ động nhằm ngăn chă ̣n, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật quản lý NSNN. Trên cơ sở đó có thể phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ tiêu cực, vi phạm chính sách, pháp luật về quản lý NSNN.

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN còn nhằm xử lý nghiêm minh những cán bộ tiêu cực và cả đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý NSNN; Phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, coi trọng các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành, có phương án xử lý phù hợp các tình huống nhạy cảm. Phải thường xuyên, chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng NSNN để trục lợi.

Để đảm bảo hoạt động quản lý và sử dụng NSNN nói chung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và của Sở GTVT nói riêng hoạt động đúng theo khuôn khổ chính sách pháp luật của Nhà nước thì trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như:

Một là, phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và ngắn hạn; tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tùy tiện hoặc khi các cá nhân, khi xẩy ra vấn đề hay có đơn thư tố cáo… thì mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, các cấp lãnh đạo đều phải nhận thức được việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cũng là nâng cao chất hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng NSNN nói chung.

Hai là, phải công khai và dân chủ hóa trong quá trình kiểm tra, thanh tra.Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành công khai; việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kết luận vi phạm về đất đai phải dựa trên những căn cứ, chứng cứ rõ ràng, hoặc theo ý kiến chủ quan của người thanh tra, kiểm tra.

Kết luận vi phạm, kết quả xử lý phải được thông báo công khai, rộng rãi nhằm tạo bầu không khí tâm lý thẳng thắn, dân chủ, trung thực, tin tưởng lẫn nhau, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra. Các khuyết điểm được chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra không phải chỉ để kỷ luật, mà chủ yếu là để người vi phạm không tái phạm vi phạm pháp luật đất

đai nữa, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa giáo dục các đối tượng khác không có hành vi vi phạm như người đã bị xử lý.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra phải dựa vào quần chúng. Bởi vì, chỉ có dựa vào quần chúng thì mới có thể xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất sự việc, hiện tượng. Khi thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai ở cơ sở các cơ quan, cá nhân có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra phải dựa vào quần chúng, biết tạo cho quần chúng tham gia nhiều nhất với các hình thức khác nhau vào công tác này thì hiệu quả sẽ cao, nhanh chóng và có sức giáo dục lan truyền mạnh hơn.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy thanh tra, kiểm tra; coi trọng chất lượng, đảm bảo đủ số lượng cán bộ để làm công tác thanh tra, kiểm tra đươc tiến hành thương xuyên, liên tục. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý NSNN có hiệu quả thì Đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để bộ máy thanh tra, kiểm tra các cấp hoạt động thuận lợi; giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, có uy tín với quần chúng.

Năm là, linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, thanh tra như các hình thức thường xuyên, đột xuất, định kỳ; phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Mỗi hình thức và phương pháp thanh tra, kiểm tra đều có những ưu điểm riêng, chúng bổ sung và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần phát huy những ưu điểm này. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra không nên tuyệt đối hóa một hình thức, phương pháp nào.

Sáu là, mọi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN phải bị xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kỳ ai dù ở cương vị công tác nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép một ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý. Kiên quyết chống mọi hành vi bao che, nương nhẹ, nể nang người vi phạm pháp luật đất đai dưới bất kỳ hình thức nào.

Bảy là, triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng NSNN, tránh việc lợi dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng NSNN để trục lợi cá nhân và thực hiện hành vi tiêu cực.

Một phần của tài liệu Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)