Phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ, cơ quan trong

Một phần của tài liệu Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (Trang 75)

7. Kết cấu Luận văn

3.2.3. Phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ, cơ quan trong

trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ

Quá trình quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Để công tác quản lý đặt được hiệu quả cao, Sở cần tăng cường phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, từng cán bộ, công chức có liên quan đến hoạt động quản lý NSNN. Trong đó:

+Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách

Thủ trưởng đơn vị phải quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản công, tài sản mua sắm từ ngân sách, tài sản có nguồn gốc từ ngân sách theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các khoản chí tiêu sai chế độ hoặc chi không đúng nội dung, mục đích được duyệt. Khi vi phạm làm tổn thất ngân sách, tài sản của Nhà nước thì phải bồi hoàn; chịu xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính đúng đắn, tính trung thực của chứng từ, hồ sơ, tài liệu về chi ngân sách do mình ký duyệt (hồ sơ chuẩn chi) để thanh toán qua Kho bạc Nhà nước; chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng đối với các tài sản, hàng hoá, dịch vụ theo các tài liệu pháp lý đã thực hiện chi;

Trong quá trình điều hành chi tiêu ngân sách, đơn vị được chủ động sắp xếp, điều chỉnh lại các khoản chi trong dự toán đã được phê duyệt phù hợp với yêu cầu các hoạt động của đơn vị theo yêu cầu công việc; thực hiện xác lập các chứng từ, hồ sơ chuẩn chi gửi đến Kho bạc Nhà nước để yêu cầu thanh toán chi trả các khoản chi đã được bố trí trong dự toán và theo chế độ hiện hành.

+ Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp trên

Cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán cho đơn vị trực thuộc. Tổng số dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc phải khớp đúng số đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng thời gian và đảm bảo theo 4 nhóm mục chủ yếu. Sau khi hoàn tất, cơ quan chủ quản gửi Kho bạc Nhà nước kết quả thực hiện giao dự toán để tổng hợp đối chiếu;

Tổ chức kiểm tra đơn vị cấp dưới trong việc quản lý, sử dụng kinh phí, đảm bảo đúng dự toán, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn;

Tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, tính chính xác của quyết toán do mình phê duyệt gửi cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp quyết toán.

+ Trách nhiệm, quyền bạn của Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của dự toán, chứng từ, hồ sơ chuẩn chi do Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập gửi đến trước khi xuất quỹ ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi khi xuất quỹ ngân sách có đầy đủ hồ sơ, chứng từ pháp lý theo quy định của pháp luật. Khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, phù hợp với chế độ thanh toán, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ.

Nếu thực hiện xuất quỹ ngân sách để thanh toán, chi trả cho các khoản chi không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ pháp lý theo đúng quy định hoặc khoản chi không có trong dự toán, Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm liên đới. Riêng các khoản chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng, Kho bạc Nhà nước phải kiểm tra đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ và các quy chế về lựa chọn nhà thầu.

Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đúng quy định và thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách biết bằng văn bản. Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm về quyết định từ chối của mình. Trường hợp phát hiện các cơ quan chủ quản ban hành các chế độ tiêu chuẩn chi tiêu

không đúng thẩm quyền hoặc ngoài quy định của Chính phủ thì Kho bạc Nhà nước có quyền đề nghị với cơ quan này xem xét và điều chỉnh các quyết định đã ban hành, trường hợp các cơ quan nói trên không điều chỉnh thì Kho bạc thực hiện theo các quyết định đó và báo báo về Kho bạc và cơ quan Tài chính cấp trên .

+ Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính

Cơ quan tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn, phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng đơn vị, trình Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân quyết định. Sau khi dự toán ngân sách đã được giao chính thức, cơ quan tài chính phải đảm bảo đủ nguồn ngân sách để thanh toán, chi trả theo nhu cầu chi tiêu trong dự toán của các cơ quan, đơn vị.

Cơ quan tài chính có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách, chế độ tài chính để đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Trong quá trình điều hành ngân sách, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị thực hiện sai nguyên tắc quản lý tài chính, Cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán tiếp để kiểm tra.

Cơ quan tài chính tổ chức thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách không có cơ quan chủ quản cấp trên; thực hiện tổng hợp báo.

Một phần của tài liệu Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)