7. Kết cấu Luận văn
1.3. Quản lý ngân sách trong lĩnh vực Giao thông Vận tải
Giao thông Vận tải (GTVT) là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt của nền kinh tế quốc dân vì nó không trực tiếp sản xuất ra hàng hoá mà chỉ lưu thông hàng hoá. Đối tượng của vận tải chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người làm ra. Chất lượng sản phẩm vận tải là đảm bảo cho hàng hoá không bị hư hỏng, hao hụt, mất mát và đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và rẻ tiền. Trong vận tải đơn vị đo
lường là tấn/km, hành khách/km. Sản phẩm GTVT không thể dự trữ và tích luỹ được. Vận tải chỉ có thể tích luỹ được sức sản xuất dự trữ đó là năng lực vận tải. Mặt khác sản phẩm này cùng được “sản xuất” ra và cùng được “ tiêu thụ”.
Giao thông Vận tải là một ngành sinh sau đẻ muộn so với các ngành sản xuất vật chất khác như công nghiệp, nông nghiệp nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Theo lý thuyết phát triển cất cánh Rostow “giao thông là điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh phát triển”. Bởi vì, giao thông có vai trò liên kết sự phát triển kinh tế với quá trình tiến lên của xã hội. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất. GTVT trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, vững trắc. GTVT thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển và ngược lại. Ngày nay, vận tải được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ chủ yếu có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất và đời sống của toàn xã hội. Nhờ có dịch vụ này mới tạo ra được sự gặp gỡ của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó tạo ra phản ứng lan truyền giúp các ngành kinh tế cùng phát triển. Ngược lại, chính sự phát triển của các ngành kinh tế lại tạo đà thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển. Một hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo sự đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ sẽ đảm đương vai trò mạch máu lưu thông làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi khu vực kinh tế. Một vai trò quan trọng của ngành GTVT là phục vụ nhu cầu lưu thông, đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các vùng miền và là phương tiện giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày nay, với hệ thống các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không thì việc đi lại giao lưu kinh tế văn hoá giữa các địa phương, các vùng trong nước và với các quốc gia trên thế giới trở nên hết
sức thuận tiện. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một thị trường nào đó.
Chính vì vậy, đầu tư xây dựng mới và đầu tư cho công tác bảo trì hạ tầng GTVT là cần nguồn vốn rất lớn và được đầu tư từ nguồn NSNN là chủ yếu. Hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT có nhiều đặc điểm chung như bất kỳ hoạt động đầu tư nào khác, song bên cạnh đó còn có những đặc điểm riêng biệt, chuyên sâu chỉ có trong loại hình đầu tư này. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông cần khối lượng vốn lớn, chủ yếu là từ NSNN (vốn ngân sách thường chiếm từ 60 - 70% tổng vốn đầu tư). Do các công trình hạ tầng GTVT thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian xây dựng lâu, hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ đầu tư không cao, khó thu hồi vốn nên không hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh đó các công trình giao thông phục vụ cho nhu cầu đi lại của toàn xã hội, được mọi thành phần kinh tế tham gia khai thác một cách triệt để, khi hư hỏng lại ít ai quan tâm đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng để duy trì tuổi thọ cho chúng. Vì vậy, Nhà nước hàng năm đều trích ngân sách để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa khắc phục những công trình hư hỏng góp phần cải tạo bộ mặt giao thông đất nước. Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông mang tính xã hội hoá cao, khó thu hồi vốn nhưng đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế - xã hội. Tuy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông không đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ đầu nhưng lợi ích mà nền kinh tế - xã hội được hưởng thì không thể cân đong đo đếm được. Có thể coi hoạt động đầu tư này là đầu tư cho phúc lợi xã hội, phục vụ nhu cầu của toàn thể cộng đồng.
Sản phẩm đầu tư xây dựng các công trình giao thông là một loại hàng hoá công cộng, yêu cầu giá trị sử dụng bền lâu nhưng lại do nhiều thành phần tham gia khai thác sử dụng. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ các giai đoạn hình thành sản phẩm, lựa chọn đúng công nghệ thích hợp, hiện đại để cho ra các công trình đạt tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông
có tính rủi ro rất cao do chịu nhiều tác động ngẫu nhiên trong thời gian dài, có sự mâu thuẫn giữa công nghệ mới và vốn đầu tư, giữa công nghệ đắt tiền và khối lượng xây dựng không đảm bảo. Do đó, trong quản lý cần loại trừ đến mức tối đa các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, nhà thầu khoán và tư vấn. Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thường liên quan đến nhiều vùng lãnh thổ. Các nhà quản lý cần tính đến khả năng này để tăng cường việc đồng bộ hoá trong khai thác tối đa các tiềm năng của vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế để phát triển giao thông, nhằm giảm hao phí lao động xã hội. Xây dựng các công trình giao thông là một ngành cần thường xuyên tiếp nhận những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, của công nghệ sản xuất hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Ví dụ như ngành đường sắt Việt Nam đang nghiên cứu để xây dựng tuyến đường sắt không khe nối giúp cho tàu chạy êm thuận, tạo cảm giác dễ chịu cho hành khách và môi trường; tránh được những và đập làm hao mòn hư hại đầu máy toa xe và hạn chế hiện tượng gục mối ray làm ảnh hưởng đến an toàn vận chuyển đường sắt. Trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông luôn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, vì có thể một công trình không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra thiệt hại về tính mạng và tải sản của rất nhiều người. Xây dựng các công trình giao thông là một ngành có chu kỳ sản xuất dài, tiêu hao tài nguyên, vật lực, trí lực, khối lượng công việc lớn và thường thiếu vốn. Do đó, việc xác định tiến độ đầu tư cần có căn cứ khoa học, xây dựng tập trung dứt điểm. Đó là biện pháp tiết kiệm vốn đầu tư tích cực nhất.
Vì vậy, quản lý NSNN đầu tư cho lĩnh vực GTVT là vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam, quản lý nhà nước cấp trung ương do Bộ GTVT quản lý; cấp tỉnh là các Sở GTVT; các Ban dự án; các Tổng Công ty . Theo quy đi ̣nh của Luật NSNN thì ngành GTVT có trách nhiệm thực hiện quản lý ngân sách của ngành mình với những nội dung cơ bản như sau:
- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình;
- Phối hợp với ngành Tài chính trong quá trình l ập dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách thuộc ngành GTVT phụ trách;
- Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành GTVT phụ trách;
- Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành GTVT phụ trách theo chế độ quy định;
- Phối hợp với ngành Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành GTVT phụ trách;
- Quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán đối với ngân sách được giao; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nước được giao;
- Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc;
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;
- Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định như trên, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ.
- Đặc thù quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GTVT là một lĩnh vực rộng lớn, cần đầu tư nhiều vốn từ NSNN và các nguồn huy động khác theo quy định của pháp luật; Công tác quản lý Nhà nước về GTVT cần tập trung, chuyên sâu để trách thất thoát, đảm bảo chất lượng và mỹ quan đối với từng công trình, sản phẩm như: Đầu tư các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ , đường liên huyện, liên thôn, liên xã, đường giao thông nông thôn, và các tuyến nội đồng; Đầu tư các thiết bị, phương tiện vận tải hành khách, vận tải hàng hóa đối với đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường hàng không là rất cần sự đồng thuận vào cuộc của các cấp các ngành và sự góp sức của nhân dân.
Chƣơng2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2010 -2012