Công tác lập dự toán NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (Trang 55)

7. Kết cấu Luận văn

2.2.4.1.Công tác lập dự toán NSNN

Trong giai đoạn 2010 - 2012, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ được thụ hưởng NSNN đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách, trong đó đặc biệt là dự toán chi, vì cơ quan Sở không phải là đơn vị có thể tự cân đối được ngân sách, để đảm bảo được các khoản chi cho hoạt động quản lý chuyên ngành GTVT và chi thường xuyên vẫn chủ yếu vào trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.

Từ năm 2002, Luật NSNN số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng dẫn thực hiện được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 ngày 12/11 đến ngày 16/12 năm 2002 phê chuẩn, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện được việc giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự toán.

Trong thời gian đầu thực hiện việc lập dự toán thu, chi ngân sách chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán đã không tránh khỏi lúng túng trong khi xây dựng dự toán. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán của cơ quan Sở đã cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị này đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán ngân sách Sở hàng năm đã thuận lợi hơn.

Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ GTVT về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; của ngành các đơn vị

trực thuộc sở có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục NSNN và biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, báo cáo và gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở.

Để công tác quản lý ngân sách được tốt, phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở đã làm tốt công tác lập dự toán NSNN, cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên đã đảm bảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi cho đầu tư tư phát triển các công trình giao thông và duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông...giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.

Hiện tại, các đơn vị dự toán trong toàn Sở, khi lập dự toán đều trích 10% tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị (trừ các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) theo đúng chủ trương của Nhà nước, để bổ sung nguồn kinh phí tăng lương. Ngoài ra, còn đề ra khoản tiết kiệm 3% chi thường xuyên (không kể các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) nhằm tạo nguồn để đổi mới trang thiết bị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tế bởi trong tổng chi ngân sách Sở thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 65 - 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 13% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là phải giảm các khoản chi khác như: chi quản lý (chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách . ..) như vậy điều này đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Sở GTVT tỉnh Phú Thọ đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước sớm, thường là vào tháng 12 trước năm dự toán cho các đơn vị dự toán ngân sách điều này giúp cho các đơn vị chủ động trong việc triển khai công tác thu và nhiệm vụ chi một cách kịp thời ngày từ đầu năm, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà

nước. Việc thực hiện theo thông tư này đã đảm bảo gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhau thì chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mới có thể thực hiện có hiệu quả.

Cụ thể: Về lập dự toán trong giai đoạn 2010 - 2012, chỉ tính riêng dự toán về duy tu, bảo dưỡng các công trình GTVT năm 2010 thì tổng dự toán NSNN được giao trong năm và giá trị dự toán công trình được duyệt là: 13.870.000.000. Trong đó, đối với các công trình duy tu thường xuyên là: 8.247.419.000 đồng; đối với các công trình duy tu tập trung là: 5.537.762.000 đồng và chi phí Ban chỉ huy PCLB là 84.819.000 đồng.

Đến năm 2011 thì tổng dự toán NSNN được giao trong năm và giá trị dự toán công trình được duyệt là: 20.762.000.000 đồng. Trong đó, đối với các công trình duy tu thường xuyên là: 10.913.232.000 đồng; đối với các công trình sửa chữa đảm bảo giao thông là: 9.848.768.000 đồng.

Năm 2012 thì tổng dự toán NSNN được giao trong năm và giá trị dự toán công trình được duyệt là: 23.064.000.000 đồng. Trong đó, đối với các công trình duy tu thường xuyên là: 12.244.689.000 đồng, đối với các công trình sửa chữa đảm bảo giao thông là: 10.819.302.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy công tác lập dự toán ngân sách cho các công trình duy tu bảo dưỡng và sữa chữa giao thông của Sở trong thời gian qua đã được thực hiện khá tốt.

Bảng 2.2. NSNN đầu tƣ cho lĩnh vực bảo trì đƣờng (GTVT) bộ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: VN đồng T T Năm Nội dung Số công trình Dự toán ngân sách đƣợc giao Giá trị công trình đƣợc duyệt Giá trị công trình hoàn thành Giá trị công trình đƣợc quyết toán Số dƣ cuối năm 1 2010 Duy tu thường xuyên 33 8.247.419.000 8.247.419.000 8.218.218.000 8.247.218.000 201.000 Duy tu tập trung 7 5.537.762.000 5.537.762.000 5.537.762.000 5.537.762.000 Chi phí quản lý 3 84.819.000 84.819.000 84.819.000 84.819.000 2 2011 Duy tu thường xuyên 31 10.913.232.000 10.913.232.000 10.913.232.000 10.913.232.000 Sửa chữa đảm bảo giao thông 26 9.848.768.000 9.848.768.000 9.848.768.000 9.848.768.000 3 2012 Duy tu thường xuyên 29 12.244.698.000 12.244.698.000 12.244.071.000 12.244.071.000 627.000 Sửa chữa đảm bảo giao thông 26 10.819.302.000 10.819.302.000 10.819.157.000 10.819.157.000 145.000 2.2.4.2. Công tác chấp hành dự toán NSNN

Hàng năm, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chấp hành dự toán NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài

chính, Bộ GTVT và các văn bản cụ thể hoá của tỉnh Phú Thọ. Công tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát theo dự toán đã phê duyệt.

Hàng năm Sở GTVT tỉnh Phú Thọ đã tranh thủ sự quan tâm tạo điều kiện của Trung ương và của ngành cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương. Do đó các chỉ tiêu thu, chi qua các năm đều đạt và vượt mức kế hoạch giao.

2.2.4.3. Công tác quyết toán NSNN

Về công tác quyết toán NSNN, hàng năm phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác lập chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán hàng quý nộp cho bộ phận chuyên môn của phòng thẩm tra theo quý.

Nhờ công tác thẩm tra thường xuyên do vậy khâu kế toán, quyết toán NSNN của Sở trong giai đoạn vừa qua đã đảm bảo đúng quy định và thời gian cũng như các biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành.

Công tác kế toán, quyết toán NSNN hàng năm của Sở đã cơ bản đáp ứng đúng theo luật NSNN. Tuy nhiên do một đơn vị trực thuộc còn sử dụng kế toán kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán, chưa được tập huấn do phòng tổ chức vì thế trong khâu kế toán, quyết toán cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Song với tinh thần trách nhiệm, cán bộ công nhân viên phòng Kế hoạch - Tài chính đã thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho nên công tác này qua các năm đã dần đi vào nề nếp và đã thực hiện đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

2.2.5 Công tác công khai, thanh tra, kiểm tra Quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ GTVT tỉnh Phú Thọ

2.2.5.1 Hoạt động công khai tài chính, NSNN

Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức cơ quan Sở GTVT, tập thể người lao động và nhân dân trong

việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khi thực hiện việc công khai tài chính, NSNN tại cơ quan Sở thì các đơn vị cần cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức đã được quy chế về công khai tài chính, NSNN quy định cho các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp có sử dụng vốn của nhà nước. Có nghĩa là việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành.

Thực hiện theo quy định về công khai tài chính, NSNN thì hiện tại Sở GTVT Phú Thọ đang thực hiện việc công khai tài chính theo qui định của Quy chế này được thực hiện thông qua các hình thức sau:

1. Công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2. Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan,

3. Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

4. Đưa lên trang thông tin điện tử;

Như vậy, viê ̣c thực hiê ̣n công khai tài chính, NSNN tới các đơn vi ̣ và tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án sử dụng NSNN ... nhằm giúp phát hiê ̣n và ngăn chă ̣n ki ̣p thời các hành vi vi pha ̣m , đảm bảo sử du ̣ng hiê ̣u quả NNSN là rất cần thiết. Sở GTVT tỉnh Phú Tho ̣ trong giai đoạn vừa qua đã tích cực, chủ

động thực hiện quy định này , tuy nhiên viê ̣c thực hiê ̣n vẫn chưa được chú trọng và hiệu quả mang lại chưa rõ ràng và thuyết phục.

2.2.5.2. Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN

Để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý NSNN thì Sở đã đẩy mạnh thực hiện một số hoạt động cụ thể sau:

- Giao cho Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu quyết toán do các đơn vị trực thuộc lập, số quyết toán đã qua Kho bạc Nhà nước xét quyệt quyết toán các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định

- Đẩy mạnh rà soát các dự án đầu tư, các khoản chi thường xuyên đã bố trí trong dự toán, chủ động cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện đối với những nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách; tăng cường thực hành tiết kiệm hơn nữa; tiết kiệm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu…; không xử lý nguồn bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn, trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ, phân loại người nộp NSNN ở mức độ cao hơn và hiệu quả tốt hơn; Kịp thời đưa vào diện phải kiểm tra hoặc thanh tra NSNN hàng năm theo quy trình kiểm tra, thanh tra NSNN.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra và nhiệm vụ kiểm tra NSNN cụ thể; Ưu tiên bố trí lực lượng để tổ chức triển khai thực hiện được nhiệm vụ thanh, kiểm tra;

- Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện xử lý vi phạm theo thẩm quyền; Chuyển các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, các vụ việc vượt thẩm quyền xử lý của Sở.

- Kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng đột xuất đối với những đơn vị có thành tích tốt trong việc phát hiện, truy thu, thu

hồi những khoản NSNN qua công tác thanh tra, kiểm tra; Nêu gương các điển hình tiên tiến để toàn ngành học tập.

- Hàng năm Sở phục vụ các đoàn thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán nhà nước; của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; của Thanh tra tỉnh; của Thanh tra Sở Tài chính; Thanh, kiểm tra nội bộ theo chương trình thanh tra của các cơ quan chức năng ngay từ đầu năm và các cuộc thanh, kiểm tra đột xuất. Qua công tác thanh, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý tài chính trong việc thực hiện các nội dung chi cho đảm bảo tính pháp lý và được nhà nước cho phép chi.

2.2.6. Đánh giá những kết quả đạt được

Sau khi có Luâ ̣t NSNN thì chính quyền tỉnh Phú Tho ̣ nói chung và Sở GTVT tỉnh Phú Tho ̣ nói riêng đã quản lý, điều hành ngân sách đa ̣t kết quả khá tốt, góp phần từng bước ổn định tình hình tài chính , nâng cao hiê ̣u quả sử dụng vốn NSNN, đáp ứng ngày càng nhiều hơn cho nhu cầu chi tiêu cấp thiết cho sự phát triển các công trình GTVT của tỉnh . Tạo nên chiều hướng tích cực, nguồn thu ngân sách đều và tăng mỗi năm . Công tác lâ ̣p dự toán đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản , công tác thu đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, công tác thanh tra , kiểm tra ngày càng được chú tro ̣ng để n ăng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng NSNN của Sở . Kết quả và những tiến bô ̣ trong công tác quản lý NSNN theo quy định mới của Luật NSNN tại Sở đã được thực tế chứng minh cu ̣ thể như sau:

- Góp phần ổn định mức động viên nguồn thu vào NSNN. Sự ổn đi ̣nh mức đô ̣ng viên đã góp phần ta ̣o điều kiê ̣n cho các hoa ̣t đô ̣ng GTVT của tỉnh phát triển theo mục tiêu đã định.

- Chi NSNN cho các hoa ̣t đô ̣ng GTVT từng bước được cơ cấu la ̣i theo xu hướng xóa bỏ bao cấp , thực hiê ̣n cơ chế tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m , tăng chi đầu tư phát triển các công trình giao thông , bảo trì các công trình đường

bô ̣, phát triển nguồn nhân lực… .Nâng cao năng lực quản lý đảm bỏ chi ngân sách ngày càng tiết kiệm và hiê ̣u quả cao.

- Điều hành NSNN từng bước chủ đô ̣ng và linh hoa ̣t hơn , NSNN luôn trở thành công cu ̣ đắc lực phu ̣c vu ̣ thực hiê ̣n kế hoa ̣ch phát triển các công trình GTVT của tỉnh, tăng chi đầu tư phát triển.

- Chính sách , chế đô ̣, tiêu chuẩn , đi ̣nh mức chi tiêu đối với mô ̣t số khoản chi chủ yếu đã được chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng đô ̣ng sáng ta ̣o của Sở, nhất là các đơn vi ̣ trực thuô ̣c.

- Sở chủ đô ̣ng khai thác các nguồn thu theo quy đi ̣nh để tăng thu cho NSNN, chăm lo hơn các nguồn thu từ các loa ̣i phí , lê ̣ phí đảm bảo hoàn thanh nhiê ̣m vu ̣, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN . Nhâ ̣n thức rõ hơn mối quan hê ̣ giữa các cấp ngân sách trong viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quản lý NSNN t rong phạm vi quyền hạn của mình . Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hàng

Một phần của tài liệu Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (Trang 55)