III. Cách tiến hành
3. Kết thúc buổi chơ
- Cô nhận xét nhựơc điểm, ưu điểm tuyên dương cả lớp rồi yêu cầu trẻ chơi góc nào thì tự thu dọn đồ chơi ở góc ấy xếp gọn lên giá tủ rồi nhẹ nhàng chuyển sang hoạt động khác
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoá luận “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động
giao tiếp”, chúng tôi đã tiếp thu những thành tựu của các ngành khoa học ở
những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến giáo dục mầm non và xây dựng thành cơ sở lí luận. Đồng thời trong quá trình triển khai, chúng tôi đã bám sát tình hình phát triển thực tế của trẻ mầm non hiện nay.
Khoá luận đã được giải quyết trên cơ sở lí thuyết của các ngành khoa học, cụ thể gồm: cơ sở tâm lí, cơ sở sinh lí lứa tuổi, đặc biệt là cơ sở ngôn ngữ - đây là nền tảng quan trọng cho việc dạy trẻ mẫu giáo bé phát huy vốn từ của mình. Chúng tôi không vận dụng đồng đều các lí thuyết trên mà chỉ lựa chọn, đi sâu vào một số vấn đề hết sức cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi đi vào cụ thể hoá nội dung lí luận và khả năng vận dụng chúng vào việc tìm ra hình thức và biện pháp giúp phát triển, phát huy số lượng vốn từ thông qua hoạt động giao tiếp.
Xuất phát từ tình hình thực tế và khả năng ngôn ngữ của trẻ, trong đề tài, này chúng tôi đã quan tâm chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, khả năng tiếp nhận từ của trẻ và những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ đó thông qua hoạt động giao tiếp, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số hình thức, biện pháp cụ thể nhằm góp phần đem lại hiệu quả cho việc phát triển vốn từ của trẻ.
Việc tìm hiểu và mở rộng vốn từ là một vấn đề hết sức quan trọng, do đó cần được tiến hành trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi. Nó là sự phối kết hợp và sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Có thế mới có thể giúp trẻ nắm vững tiếng mẹ đẻ như một phương tiện giao tiếp, một công cụ tư duy và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tốt ở các bậc học trên. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả tích cực, nhưng để phát triển ngôn ngữ của trẻ
mầm non không chỉ dừng lại ở một số hoạt động mà chúng tôi nêu ra trong đề tài. Chúng tôi ghi nhận điều đó và tiếp tục nghiên cứu ở những đề tài sau.
Nếu được trở lại nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm để thêm một lần kiểm chứng kết quả nghiên cứu của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Ths Nguyễn Thị Hiếu, Ths Nguyễn Thị Minh Thảo, Vụ GDMN, Tạp chí Giáo dục mầm non số 04/2010.
2. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHQG Hà Nội.
3. Hoàng thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. 4. Đinh Hồng Thái (2006), Phương pháp phát triển lời nói trẻ em, NXB
ĐHSP Hà Nội.
5. PGS. TS. Nguyễn Trí (2008), Lí thuyết hội thoại, NXBGD.
6. Nguyễn ánh Tuyết (2003), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP.