Giao tiếp giữa các trẻ với nhau

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động giao tiếp (Trang 36)

- Mẹ: Kể cho mẹ nghe xem hôm nay con được học gì nào?

b. Hình thức giao tiếp độc thoạ

2.1.2. Giao tiếp giữa các trẻ với nhau

Thời gian ở trên lớp, ngoài cô giáo là người giao tiếp chính với trẻ thì trong những giờ còn lại (giờ chơi, hoạt động góc…) trẻ sẽ tự giao tiếp với nhau. Trẻ nói với nhau tự do, thoải mái nhất và mạnh dạn nói ra những suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân.

Nếu khi giao tiếp với cô giáo, trẻ sẽ tiếp thu được một lượng kiến thức cần thiết và hệ thống vốn từ mới thì khi các trẻ giao tiếp với nhau chính là lúc chúng củng cố ngôn ngữ cho nhau, tự mở rộng học hỏi lẫn nhau đôi khi cũng có sự giải thích của từ nhưng chỉ dừng lại ở việc trẻ nhắc lại lời của cô giáo mà chúng đã được nghe.

Chẳng hạn, hai trẻ Phương Linh và Đức Thịnh cùng chơi với nhau. Róc rách

Suối chảy

- Đức Thịnh: Bạn ơi, quả na này có nhiều múi nhỉ.

- Phương Linh: Không phải. Bạn nói sai rồi. Cô giáo bảo đấy là mắt na mà. Bạn quên rồi à.

Như vậy, trẻ đã tự khẳng định và củng cố lại kiến thức cũng như mặt ngôn ngữ cho nhau, thông qua nhau mà hoàn thiện và phát triển.

Trẻ cũng có thể bắt chước nói những từ không hay từ các bạn. giáo và người lớn xung quanh phải chú ý để sửa cho trẻ.

Ví dụ: Khi chơi với nhau trẻ có thể nói: Tớ chẳng thích chơi với bạn. Tớ

“cạch xít” bạn. Tại hôm trước bạn không cho tớ chơi đồ chơi cùng.

Khi nghe trẻ nói với nhau như vậy, người lớn có thể nhắc nhở để trẻ chơi đoàn kết hơn. Cô nhắc trẻ không dùng từ “cạch xít”, vì từ đó không hay, không tốt.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở giai đoạn 3 – 4 tuổi là thời kì ngôn ngữ phát triển khá mạnh mẽ, trẻ thích nói và nói rất nhiều. Nhưng vấn đề đặt ra và buộc những người lớn chúng ta phải quan tâm đó là trẻ sẽ giao tiếp với nhau như thế nào?

Đúng vậy, khi giao tiếp giữa các trẻ với nhau, trẻ thường nói một cách thoải mái, tự do nhất. Chúng sẽ nói những gì mà chúng thích hoặc đang nghĩ tới. Nó thường không được chuẩn bị trước mà những ý nghĩ đó xuất hiện ngay trong đầu, mang tính bột phát, khi tiếp xúc hay nhìn thấy một sự việc, hiện tượng nào đó, trẻ thường nói ra ngay những suy nghĩ của mình lúc đó mà không nghĩ xem mình sẽ phải nói như thế nào cho hay, cho đúng. Đôi khi là những câu nói rất ngây thơ và ngộ nghĩnh.

Cô giáo và những người lớn xung quanh trẻ sẽ lắng nghe và sửa sai cho trẻ khi cần thiết.

Chẳng hạn, khi nhìn thấy trời mưa. Có thể trẻ sẽ nói ngay: “ Mẹ ơi, ông trời đang khóc kìa. Ông trời hư mẹ nhỉ”.

Nghĩa là khi nhìn thấy trời mưa, trong đầu trẻ lúc đó nghĩ ngay đến một hình ảnh nào đó cũng tương tự như vậy – hình ảnh một em bé đang khóc nhè chẳng hạn. Và trẻ cho rằng khi mưa là ông trời đang khóc. Người lớn có thể giải

thích cho trẻ hiểu - mưa là một trong những hiện tượng thời tiết của thiên nhiên.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ hàng xóm cùng tuổi là môi trường giao tiếp rất tốt cho trẻ. Các bé thường chơi đồ hàng, trốn tìm hoặc tự sắm vai chơi. Thông qua những trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và dần hình thành tính cách.

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tiếp khách”

Trẻ sẽ đóng vai chủ nhà và khách đến chơi.

Khách đến nhà, chủ nhà mời khách vào chơi và nói: - Mời bác, cô vào nhà tôi chơi

- Dạo này bác có khoẻ không ?

- Tôi mới học được một món ăn ngon lắm. Mời bác ở lại thưởng thức nhé. - Hôm nào có thời gian tôi mời bác ghé qua thăm.

Thông qua trò chơi giúp trẻ học được những từ về giao tiếp với khách như

chào hỏi, mời mọc…

Trẻ 3 – 4 tuổi thì nhu cầu được chơi cùng nhau và hình thành nhóm chơi đã trở nên cần thiết. Chúng tự thoả thuận và tự đặt ra những quy tắc riêng để cùng thống nhất đi tới mục đích chơi chung. Chơi với nhau là lúc khả năng sáng tạo của trẻ được bộc lộ. Vì vậy người lớn cần dành thời gian, tạo cơ hội để trẻ được hoạt động. Người lớn cần tổ chức thường xuyên những buổi đi tham quan, dã ngoại, cho trẻ đi công viên… Đó là những nơi mở rộng tầm hiểu biết cũng như trẻ có cơ hội được nói, được bộc lộ mình.

Ngoài thời gian học chính ở trên lớp diễn ra giữa cô giáo và trẻ thì thời gian còn lại trẻ giao tiếp với nhau ở mọi lúc, mọi nơi. Trong trường mầm non, trẻ được giao tiếp với nhau thông qua việc tổ chức hoạt động góc và giờ chơi.

Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tích cực

hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm nhỏ theo hứng thú, nhu cầu của bản thân. Là lúc một “xã hội trẻ em” được hình thành, trẻ được đóng vai mà trẻ muốn trở thành như ông, bà, bố, mẹ, bác sĩ, kĩ sư, người bán hàng… Trẻ được

tự do chơi những trò chơi yêu thích và được thao tác với những quy tắc trong trò chơi đó. Tham gia các hoạt động, trẻ có cơ hội diễn đạt ý muốn chủ quan của mình và ngôn ngữ là phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất. Giáo viên quan sát trẻ hoạt động ở các góc chơi và nắm bắt ngôn ngữ của trẻ để từ đó có thể củng cố cho trẻ diễn đạt câu đủ ý, sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp.

Chẳng hạn, khi trẻ chơi ở góc phân vai. Trẻ sẽ tự phân chia và chơi theo sở thích, hứng thú. Có nhóm chơi bán hàng – nấu ăn, có nhóm chơi bác sĩ – bệnh nhân. Khi tham gia chơi, trẻ sẽ tự nhận vai chơi, tự thoả thuận và đưa ra những quy tắc chơi riêng buộc chúng phải tuên theo và thống nhất chơi. Trẻ nhập vai và thể hiện, mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn như là thật. Những hành động và lời nói của nhân vật được trẻ diễn tả lại rất sinh động, phong phú. Trong trò chơi, trẻ “làm” các công việc khác nhau phù hợp với từng nhân vật, trẻ cũng giao tiếp với nhau giống như những mối giao tiếp của người lớn vậy. Thường thì trẻ rất thích hoạt động ở góc chơi này. Bởi khi đó trẻ như được sống trong một thế giới riêng mà trẻluôn tìm hiểu, khám phá nó. Trẻ được sống, làm việc, giao tiếp như người lớn. Giáo viên cần bao quát trẻ chơi, gợi ý để trò chơi của trẻ phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống.

Khi giao tiếp với nhau ở góc phân vai trẻ cũng biết cách xưng hô cho phù hợp với nhân vật.

Ngoài ra, trẻ cũng rất thích được chơi ở góc xây dựng hay góc thư

viện. Trẻ chơi một cách say sưa và rất thích thú. Giáo viên có thể chơi cùng

trẻ, gợi ý, khuyến khích trẻ tích cực vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của mình vào trong trò chơi một cách sáng tạo. khi tham gia hoạt động chơi, trẻ vừa được hoạt động chân tay, vừa được nói thoả thích theo suy nghĩ của mình và thường nói rất nhiều. Có thể bàn luận về những công việc trong trò chơi, hay đề ra một hướng chơi nào đó, tức là trong hoạt động này trẻ nói với nhau là chính. Sau mỗi một chủ đề, các góc chơi được thay đổi cho phù hợp. Cũng có nghĩa là ngôn ngữ của trẻ một lần nữa được củng cố, tích luỹ dần sau mỗi chủ

đề. Dần dần vốn từ của trẻ sẽ được phát triển và ngày càng phong phú. Giáo viên cần bao quát trong khi trẻ hoạt động để nắm bắt được đặc điểm ngôn ngữ nói chung của trẻ đồng thời cũng cần tổ chức linh hoạt, thường xuyên hoạt động này để kích thích vốn ngôn ngữ của trẻ. Bởi chúng ta đã biết, lời nói của trẻ phần lớn được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người và với môi trường thiên nhiên.

Một hoạt động khác ở trường mầm non mà trẻ được trực tiếp giao tiếp với nhau đó là thông qua những giờ chơi hay giờ sinh hoạt chiều. Trẻ lứa tuổi mầm non không thể thiếu được những hoạt động này, bởi do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo là “hoạt động vui chơi là chủ đạo”, trẻ học thông qua hoạt động vui chơi.

Đặc biệt giờ chơi này có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ và làm tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi là lúc trẻ được thoải mái, tự do nhất và được nói nhiều nhất. Trẻ có điều kiện học hỏi lẫn nhau, bổ sung, củng cố ngôn ngữ cho nhau. Trẻ sử dụng được nhiều loại từ khác nhau với nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung chơi của trẻ. Qua đó giáo viên và người lớn cần hiểu rằng những kiến thức và vốn từ ngữ mà trẻ học được nếu không thông qua chơi hay hoạt động sinh hoạt hàng ngày trẻ rất khó dùng hoặc không dùng được và thường sẽ khó được ghi nhớ vào hệ thống vốn từ đã có của trẻ. Thông qua chơi, trẻ sẽ biết được những từ đó sử dụng như thế nào và trong hoàn cảnh giao tiếp nào. Như vậy ngôn gnữ của trẻ mới được củng cố và khắc sâu.

Mặt khác khi giao tiếp với nhau trẻ sẽ giao tiếp dễ dàng hơn, mạnh dạn nói ra những suy nghĩ, nguyện vọng, cảm xúc của bản thân. Trẻ nói với nhau một cách thoải mái, tự nhiên nhất.

Những giờ chơi này, thường được tổ chức sau mỗi hoạt động học chính hoặc những giờ sinh hoạt buổi chiều. Trẻ sẽ rất thích thú bởi lúc này trẻ không phải tuân theo những yêu cầu của giáo viên đặt ra nữa mà chúng được tự do chơi với nhau, tự bộc lộ thể hiện với nhau.

Vì vậy người lớn cần ưu tiên tạo điều kiện cho trẻ được nói và lắng nghe những suy nghĩ của trẻ từ đó mà góp phầnhoàn thiện dần ngôn ngữ cũng như mặt kiến thức cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động giao tiếp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)