Giao tiếp giữa cô và trẻ trong giờ học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động giao tiếp (Trang 28)

- Mẹ: Kể cho mẹ nghe xem hôm nay con được học gì nào?

b. Hình thức giao tiếp độc thoạ

2.1.1.1. Giao tiếp giữa cô và trẻ trong giờ học

Trẻ đến trường mầm non được giao lưu, vui chơi, học tập. Sự giao tiếp giữa cô và trẻ chủ yếu thông qua các giờ học chính ở trên lớp. Thông qua các tiết học, trẻ được cung cấp kiến thức và số lượng từ ngữ cần thiết đủ để cho trẻ giao tiếp với bạn bè, người lớn xung quanh. Trong các hoạt động học, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn – trẻ thực hiện các yêu cầu của cô. Tuy nhiên cũng tuỳ vào từng loại tiết học mà vai trò của giáo viên và trẻ có sự thay đổi.

Chẳng hạn, trong các tiết tổ chức cho trẻ quan sát một vật hay hiện tượng nào đó thì trẻ sẽ được tự do nói lên những nhận xét, hiểu biết của mình về sự vật đó sau đó giáo viên mới củng cố hệ thống và chính xác hoá lại cho trẻ.

Ví dụ: Khi học chủ đề Thế giới thực vật, tổ chức cho trẻ tìm hiểu một số loại

quả như sau:

- Giới thiệu tên loại quả được quan sát: Quả chuối.

- Trẻ tự quan sát: màu sắc (xanh, vàng), hình dạng (cong dài), hương vị (ngọt), đặc điểm bên ngoài (vỏ nhẵn)…

- Cô chính xác hoá kiến thức hoặc bổ sung nếu trẻ chưa nói hết đặc điểm hoặc nói chưa đúng.

Tương tự trong các tiết học khác cũng vậy, giáo viên khuyến khích trẻ tự nói lên những suy nghĩ, hiểu biết của mình, tức là tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.

Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên cần lưu ý đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trong tiết học phải thống nhất việc phát triển vốn từ với việc phát triển các quá trình nhận thức, nghĩa là đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ là cung cấp về số lượng (làm giàu và tích luỹ vốn từ) và chất lượng (giúp trẻ lĩnh hội, hiểu nội dung, ý nghĩa của từ).

Ví dụ: Khi học chủ đề nghề nghiệp.

Cô cần cung cấp cho trẻ phần lớn là các danh từ chỉ các nghề trong xã hội như

giáo viên, kĩ sư, bác sĩ, xây dựng, nông dân… Sau đó giải thích cho trẻ về đặc trưng của mỗi nghề cho trẻ nắm được (về công việc, trang phục…). Khuyến khích trẻ kể tên một số nghề khác trong xã hội mà trẻ biết để mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ.

+ Phải hướng cho trẻ tích cực nhận thức và tích cực tích luỹ ngôn ngữ. Nghĩa là giáo viên để trẻ được hoạt động nhiều, từ đó trẻ sẽ tự tìm tòi, khám phá, mở rộng hiểu biết cho mình, tích luỹ dần khối lượng kiến thức cần thiết. Ngoài ra không những giúp trẻ hiểu biết những từ đó mà còn sử dụng được chúng trong giao tiếp. Tức là quá trình biến những từ thụ động thành những từ chủ động. Trẻ phát âm được đúng từ và sử dụng chúng trong các ngữ cảnh khác nhau.

Trẻ mẫu giáo bé đã biết đến “chuẩn ngôn ngữ” không phải ở dạng thuật ngữ mà lần đầu tiên trẻ có ý thức rằng không phải ai muốn nói thế nào cũng được mà phải phân biệt cái gì là “có thể”, cái gì là “không thể” khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ cần biết rằng mọi người trong xã hội đều đã quy ước nói thế này mà không nói thế khác về một sự vật, hiện tượng.

Chẳng hạn, khi học về chủ đề phương tiện giao thông thì dạy trẻ nói: - Ô tô đi trên đường bộ chứ không nói ô tô đi trên đường không.

- Nói ngồi trên xe máy chứ không nói nằm trên xe máy. - Nói đội mũ bảo hiểm chứ không nói mặc mũ bảo hiểm…

+ Phải hướng cho trẻ tích cực nhận thức và tích cực tích luỹ ngôn ngữ. Nó góp phần quan trọng trong việc mang lại hiệu quả của giờ học. Bởi trẻ mầm non, suy nghĩ và sự hiểu biết còn hạn chế, không thể như người lớn, nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan sẽ khó đảm bảo cho việc truyền thụ cũng như tiếp thu kiến thức của trẻ. Mặt khác do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi là chủ đạo, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt trong các giờ học làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tác phẩm văn học và làm quen với toán, trẻ được làm quen với những kiến thức mới, trừu tượng, nếu không có phương tiện trực quan trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu kiến thức.

Dựa vào việc xác định nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua các tiết học, giáo viên có thể đưa ra cách tổ chức các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và phù hợp.

Chẳng hạn như trong giờ học làm quen với Môi trường xung quanh, trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, biết được những đặc điểm, cấu tạo, dấu hiệu đặc trưng… của từng sự vật. Từ đó hình thành các biểu tượng đúng đắn về các sự vật, hiện tượng xung quanh và trẻ được tự do nói lên những điều trẻ biết. Như vậy ở giờ học này, trẻ được rèn luyện kĩ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh, đặc biệt trong giờ học này trẻ sẽ tiếp thu được nhiều danh từ và tính từ.

Ví dụ: Khi học chủ đề Thế giới thực vật.

Cho trẻquan sát quả khế:

- Giáo viên giới thiệu loại quả mà trẻ sẽ được tìm hiểu.

- Để thời gian cho trẻ tự quan sát: Màu sắc, hương vị, hình dạng… - Giáo viên chính xác hoá lại các đặc điểm và kết luận.

ở đây trẻ được cung cấp và ghi nhớ thêm từ múi khế”- một dấu hiệu đặc trưng để giúp trẻ dễ dàng khi nhận biết quả khế.

Hoặc khi cho trẻ quan sát quả na, giáo viên giải thích và cung cấp thêm cho trẻ từ mắt na và giải thích nghĩa “mắt na” là những múi nhỏ, bao xung quanh vỏ của quả na.

Cứ như vậy, dần dần hệ thống từ của trẻ sẽ được tăng lên rất nhanh sau mỗi chủ đề.

Việc giáo viên giải thích nghĩa của từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nó không những giúp trẻ hiểu, nắm được nghĩa mà còn biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp trong mỗi hoàn cảnh, tình huống.

Đặc biệt trong giờ học khi cho trẻ Làm quen với tác phẩm văn học nào đó thì không thể thiếu việc giáo viên giải thích, giúp trẻ lĩnh hội nghĩa của từ trong một bài thơ hoặc câu chuyện nào đó.

Ví dụ: Khi dạy trẻ học thuộc lòng bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác

giả Yên Thao có câu thơ:

“Bé chơi làm thợ nề

Xây nên bao nhà cửa Bé chơi làm thợ mỏ

Đào lên thật nhiều than”…

Khi đàm thoại, cần cung cấp nghĩa của từ “thợ nề” cho trẻ. “Thợ nề” một tên gọi khác của nghề xây dựng, nghề thợ xây. Như vậy trẻ sẽ thấy gần gũi và dễ hiểu hơn. Vậy là ngoài việc trẻ hiểu được nghĩa của từ mà còn có thể mở rộng thêm vốn từ ngữ cho trẻ, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách phong phú hơn.

Hoạt động giao tiếp giữa cô và trẻ là sự giao tiếp cần có giữa cô và trẻ.

ở sự giao tiếp này, giáo viên có nhiệm vụ cung cấp kiến thức, hệ thống vốn từ vựng, nghĩa của từ và cả cấu trúc ngữ pháp của câu để trẻ không những hiểu những từ đó đơn thuần mà còn biết trong mỗi hoàn cảnh khác nhau chúng sẽ được sử dụng khác nhau. Trên lớp, trẻ được tiếp thu một cách có hệ thống, tích luỹ dần sau mỗi giờ học.

Sự giao tiếp này có ý nghĩa hết sức quan trọng và là hình thức cơ bản nhất được thực hiện trong trường mầm non. Giáo viên cần tổ chức sao cho linh hoạt, sinh động và phong phú giữa các hình thức với phương pháp dạy học, làm sao để có thể đạt được mục tiêu của giờ học đặt ra là phải thống nhất việc phát triển vốn từ với việc phát triển quá trình nhận thức đồng thời đảm bảo cung cấp đủ khối lượng kiến thức cần thiết cho trẻ.

Khi tổ chức các hoạt động học cho trẻ, giáo viên phải tạo điều kiện để mỗitrẻ trong lớp đều được tham gia, để các trẻ có cơ hội phát huy khả năng của chính mình. Giáo viên luôn chú ý ưu tiên để trẻ nói và diễn đạt những suy nghĩ, hiểu biết và nguyện vọng của trẻ đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ được tham gia và giải quyết tình huống. Có như vậy thì việc ghi nhớ từ mới của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và như vậy việc phát triển vốn từ cũng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Phát triển vốn từ thông qua hoạt động giao tiếp là biện pháp cơ bản và rất hiệu quả. Thực nghiệm cho thấy, một tiết học mà hoạt động của cô là hoạt động chính so với một tiết học mà trẻ là chủ thể của hoạt động học thì ta thấy rõ ràng giờ học mà càng tạo được nhiều cơ hội cho trẻ tham gia thì sẽ càng đảm bảo được phát huy tính tích cực chủ động, đồng thời giảm tính thụ động của trẻ.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ sẽ tiếp thu từ mới một cách nhanh chóng, chủ yếu là thông qua các tiết học.

Tuy nhiên đặc trưng của trẻ mầm non là vừa học vừa chơi hay nói cách khác trẻ “học màchơi, chơi mà học”. Vì thế ngoài việc giao tiếp của cô và trẻ được thực hiện trên các tiết học ra thì giáo viên cũng cần tổ chức sao cho linh hoạt, thường xuyên các hoạt động khác ở trường mầm non như trong giờ chơi, giờ dạo chơi tham quan…

Giao tiếp ở các hoạt động này chính là việc thực hiện nhiệm vụ củng cố vốn kiến thức, vốn từ ngữ mà trẻ đã tiếp thu được trên các tiết học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động giao tiếp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)