Giao tiếp giữa trẻ với gia đình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động giao tiếp (Trang 41)

- Mẹ: Kể cho mẹ nghe xem hôm nay con được học gì nào?

b. Hình thức giao tiếp độc thoạ

2.2.1. Giao tiếp giữa trẻ với gia đình

Trẻ mầm non ngoài thời gian ở trên lớp được giao lưu, tiếp xúc, trò chuyện với cô giáo và bạn bè thì thời gian còn lại trẻ lại được trở về với gia đình, với những người thân của mình.

Thời gian ở trên lớp là thời gian chính mà trẻ được học, được tiếp thu kiến thức cần thiết và tích luỹ hệ thống ngôn ngữ thì thời gian ở nhà với gia đình, với người thân xung quanh sẽ là môi trường thứ hai để trẻ học tập, củng cố và mở rộng vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.

Môi trường gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ của trẻ.

Thực tế cho thấy, một đứa trẻ được sống trong một gia đình hoà thuận, đầy đủ, yêu thương và luôn được sự quan tâm của mọi người thì đứa trẻ đó chắc chắn sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát triển cả mặt tâm lí, thể chất và trí tuệ.

Cha mẹ là người gần gũi trẻ thứ hai sau cô giáo trong suốt những năm tháng ở trường mầm non và cả sau này. Vì vậy, cha mẹ và người thân cần chú ý, quan tâm đến trẻ, dành thời gian để giao tiếp, trò chuyện với trẻ. Từ đó các bậc cha mẹ có thể lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ, nhu cầu của trẻ, biết được trẻ cần gì và muốn gì, không để trẻ rơi vào trạng thái bị bỏ rơi, không được sự gần gũi, quan tâm của bố mẹ. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đời sống tâm lí của trẻ.

Ngược lại, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình không đầy đủ, thiếu sự quan tâm, giáo dục của bố mẹ và người thân thì đứa trẻ đó cúng không có điều kiện để phát triển khả năng của bản thân, hoặc cũng bị thiếu hụt về mặt tâm lí. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhận thức của trẻ.

Vì vậy môi trường gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hoàn thiện về mặt tâm lí, trí tuệ của một đứa trẻ. Gia đình chính là cái nôi tuổi thơ – là nơi đầu tiên trẻ sinh ra và tiếp xúc, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tạo mọi điều kiện để trẻ được phát triển bình thường nhất.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, ngoài sự giáo dục của nhà trường cần có sự can thiệp, phối kết hợp tích cực của gia đình, gia đình cần có những biện pháp giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt quan tâm đến mặt ngôn ngữ, lời nói của trẻ. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động giao tiếp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)