- à, nhà tôi về quê thăm ông bà ngoại bác ạ.
3.1. Giáo án 1 môn Làm quen với tác phẩm văn học
Chủ đề: Thế giới thực vật Chủ đề nhánh: Một số loại quả
Đề tài: Truyện “Trái cây trong vườn” Đối tượng: Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi Thời gian: 20 – 25 phút
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật trong truyện
- Trẻ nhớ tình tiết diễn ra trong truyện, nhớ nội dung chính của truyện.
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cung cấp thêm hệ thống từ mới: Trái cây, mắt na…
- Phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng - Tích hợp âm nhạc, vận động nhẹ nhàng.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc cây cối xung quanh
- Góp phần giáo dục trẻ thường xuyên ăn những loại hoa quả để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “Em yêu cây xanh” của Hoàng Văn Yến - Slide hình ảnh minh hoạ truyện
III. Tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. HĐ 1: Gây hứng thú
ổn định lớp cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” của Hoàng Văn Yến”.
Hỏi trẻ:
- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát của ai sáng tác?
- Bài hát nhắc tới hình ảnh gì? Các bạn nhỏ trong bài hát này như thế nào? - Cây xanh cho chúng mình những gì? - Chúng mình đã được ăn những loại quả
gì rồi?
Lớp mình bạn nào cũng được ăn và kể tên được rất nhiều loại quả. Cô biết một câu chuyện kể về các loại trái cây trong một khu vườn nhỏ. Chúng mình hãy cùng lắng nghe xem câu chuyện của những loại quả này như thế nào nhé.
2. HĐ 2: Nội dung chính
Cô kể diễn cảm lần một, chậm, rõ lời (không kèm tranh minh hoạ)
- Hỏi trẻ: Chúng mình vừa được nghe câu chuyện gì?
Cô kể diễn cảm lần hai (có kèm tranh minh hoạ)
- Hỏi trẻ:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Đàm thoại và trích dẫn:
+ Ai là người đã đánh thức bé na thức dậy? + Sau khi tỉnh dậy bé na thầm nghĩ điều gì?
Trích: “Bé na ơi! Em ngủ lâu quá nên không biết bây giờ sắp sang thu rồi đấy! Em hãy nhìn kìa, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn, không khí mát dịu thật là thoải mái”
+ Sau khi nghe chị Bướm nói điều đó bé na cảm thấy như thế nào?
+ Bé na nhìn thấy trong vườn còn có những loại quả nào nữa?
+ Ông chuối tiêu khoác chiếc áo màu gì? + Bà hồng xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo màu gì?
+ Cô vú sữa được miêu tả như thế nào?
+ Các cô bướm chuẩn bị những gì để đi xem hội?
+ Anh Roi Đường nghịch ngợm được miêu tả như thế nào?
Trích: “Bé na đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm những quả chuối mập vàng, bà Hồng Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch, cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu, các cô bướm chuẩn bị khoác chiếc áo vàng tươi như đi xem hội và chị Hồng mới rực rỡ làm
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
sao trong chiếc áo màu đỏ, còn những anh Roi Đường nghịch ngợm đu tít trên cành cao với bao trò chơi con trẻ”
+ Còn bé na có nhận thấy sự thay đổi của mình không?
Trích: “Cả mình nữa, mình cũng lớn hơn nhiều rồi, các mắt của mình đều đã to tròn rồi đấy”
Các con ạ, tất cả các loại trái cây trong vườn đều chín mọng và căng tròn để cùng mọi người vui đón đêm trung thu đấy.
- Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện một lần nữa nhé.
- Trẻ kể lại chuyện có sự giúp đỡ của giáo viên.
Giáo dục: - Để các cây trong vườn mau lớn
và cho nhiều trái ngon chúng mình phải làm gì?
- Còn chúng mình muốn khoẻ mạnh thì phải thường xuyên ăn thật nhiều hoa quả nhé.
Trò chơi:“Kể đủ ba thứ”
- Cô phổ biến cách chơi: Trẻ lắng nghe hiệu lệnh của cô và tìm theo theo yêu cầu của cô. - Cô phổ biến luật chơi: Trẻ nào tìm sai hoặc không đủ “ba thứ” sẽ bị nhảy lò cò.
Ví dụ: - Tìm cho cô ba quả “có vị ngọt, màu đỏ”
- Tìm cho cô ba quả “hình tròn, có màu vàng”…
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Cho trẻ chơi hai ba lần.
3. HĐ 3: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học
Cho trẻ hát bài “Quả” của Xanh Xanh để kết thúc giờ học.
Trẻ chơi trò chơi
Cả lớp hát