Câu 23. Trình bày công nghệ thi công mặt đường bêtông ximăng đổ tại chỗ?

Một phần của tài liệu Đề cương thiết kế đường f2 (Trang 49)

Trước khi làm móng đường cần phải san và đầm lại lớp trên của nền đường cho phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Thường thi công móng đường trong 2 giai đoạn:

-Giai đoạn đầu: làm theo đúng cao độ và kích thước thiết kế mà chưa cần hoàn thiện và xử lý lớp mặt cẩn thận. Móng phải làm rộng hươn chiều rộng mặt đường 1m, phần mở rộng phải san và đầm cẩn thận bằng cao độ của đáy ván khuôn.

-Giai đoạn 2: San, đầm lèn và hoàn thiện móng đường giữa các ván khuôn đến cao độ bằng cao độ thiết kế của đáy mặt đường.

1.1. Làm móng cát:

Vận chuyển, đổ cát lên nền đường bằng oto tự đổ, sau đó dùng nhận lực hoặc máy ủi, máy san đển sang bằng; tưới nước, đầm chặt >=K95. Theo kinh nghiệm, nên tưới ẩm cát hơn độ ẩm tốt nhất thì đầm nhanh đạt được độ chặt. Nên rải một lớp giấy dầu lên trên lớp móng cát để giảm ma sát giữa cát và tấm BT và ngăn không để cát hút vữa XM.

1.2. Làm móng đá dăm (đá sỏi)

Nên rải 1 lớp cát (2-5cm) lên trên lớp móng sau khi lắp đặt lớp ván khuôn xong để giảm ma sát giữa móng đá dăm và tấm BT và đảm bảo cho lớp móng có độ bằng phẳng cần thiết. Tốt nhất dùng cát trộn nhựa đường (nhựa lỏng 2-4% khối lượng)

1.3. Làm móng đất gia cố:

Cũng nên rải 1 lớp cát lên trên bề mặt lớp móng để tạo bằng phẳng.

2. Đặt ván khuôn, bố trí các khe nối.

2.1. Đặt ván khuôn.

Khi đổ BT bằng máy thì dùng khuôn ray.

- Trên cạnh nằm của ván khuôn có gắn đường ray để máy đổ BT di chuyển. - Đặt khuôn ray phải đc tiến hành rất cẩn thận.

- Thường dùng oto cần trục để đặt khuôn ray theo đường dây định vị căng dọc theo mép của mặt đường thiết kế.

- quét dầu hoặc vữa vôi và đất sét vào mặt trong khuôn ray để chống dính.

Sau khi đặt xong khuôn ray và hoàn thiện móng đường lần cuối cùng thi tiến hành bố trí các khe nối.

2.2. Bố trí mối nối:

a/ Khe dãn:

- các thanh truyền lực của khe dãn dc xuyên qua tấm gỗ đệm và dc cố định lại trước khi đặt vào vị trí khe nối.

- Các thanh truyền lực cần phải làm sạch, quét nhựa nóng thành lớp mỏng ở phần chuyển vị của thanh truyền lực.

b/ Khe co:

- đặt thanh gỗ tiết diện 4x4cm theo chiều dọc khe.

3. Trộn và vận chuyển hỗn hợp BT.

Hỗn hợp BTXM có thể trộn theo 1 trong 2 phương án sau:

a/ Trộn ở xí nghiệp sản xuất hỗn hợp BT cố định hoặc nửa cố định rồi dùng oto ben để

chở đến mặt đường.

Có thể cơ giới hóa và tự động hóa tới mức cao nhất toàn bộ quá trình công nghệ, giảm giá thành và tăng chất lượng của BT, nhưng hạn chế bởi cự ly vận chuyển.

b/ Trộng BT trực tiếp ở mặt đường trong các máy trộn di động.

Ưu: tránh dc hiện tượng phân tầng của BT khi vận chuyển và có thể đổ BT ngay sau khi trộn, tránh hiện tượng XM bị ngưng kết trước khi hoàn thiện mặt đường.

Nhược: năng suất của máy trộn di động thường rất thấp và giá thành hỗn hợp thường đắt hơn so với BT ở xí nghiệp.

4. Đổ và đầm nén BT mặt đường.

- là bước chủ yếu nhát trong quá trình xây dựng mặt đường BTXM.

- các bước công tác đổ và đầm nén BT, làm khe nối, hoàn thiện mặt đường phải đc tiến hành khẩn trương trong khoảng time trước khi BT bắt đầu ngưng kết.

- trước khi đổ cần phải kiểm tra cẩn thận công tác chuẩn bị lớp móng, ván khuốn, khe nối...

- hỗn hợp BT từ thùng xe đổ trực tiếp vào các phễu rải, rải đều hỗn hợp ngang theo mặt đường.

- máy đầm và hoàn thiện mặt đường dùng để đầm chặt và hoàn thiện cho bằng phẳng và đúng mc ngang thiết kế.

- Chiều dày tối đa của 1 lớp hỗn hợp BTXM là 28cm. Nếu lớp hơn thì phải chia làm 2 lớp, sau khi đầm chặt lớp dưới thì phải đổ ngay lớp trên.

5. Làm khe nối.

2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: được tiến hành cùng với bược đặt ván khuôn, gồm có việc đặt tấm gỗ đệm và các thanh truyền lực ở vị trí của khe nối phù hợp với cấu tạo của khe nối đã thiết kế. Giai đoạn 2: tiến hành sau khi đổ BT, gồm có việc làm khe và rót mattic nhựa vào các khe đó.

6. Bảo dưỡng BT.

- trong quá trình BT đông cứng cần đảm bảo:

+ không có xe cộ và nguwofi đi lại làm hư hỏng mặt đường. + không cho BT co rút đột ngột dưới t/d của nắng và gió. + không cho mưa xói hỏng BT.

+ không cho nước trong BT bốc hơi, thiếu mất lượng nước cần thiết để tạo thành đá XM. - quá trình bảo dưỡng bằng cát ẩm thường chia thành 3 giai đoạn:

+ GĐ1: tiến hành ngay sau khi hoàn thiện mặt đường, dùng lều bạt di động mái thấp đã làm sẵn theo kích thước tấm BT để che.

+ GD2: bắt đầu từ khi mặt đường BT se lại. Phủ 1 lớp cát nhỏ dày 5-6cm lên mặt đường và tưới nước bằng thùng tuois hoa sen để cát thường xuyên ẩm ướt.

+ GD3: bắt đầu từ khi kết thúc giai đoạn 2 và kéo dài trong 15 ngày, trong giai đoạn này không tưới nước nữa nhưng vẫn giữ lớp cát bên trên.

Câu 24.Trình bày công nghệ thi công mặt đường bêtông ximăng lắp ghép?

Một phần của tài liệu Đề cương thiết kế đường f2 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w