Câu 22.Khái niệm mặt đường BTXM, yêu cầu vật liệu?

Một phần của tài liệu Đề cương thiết kế đường f2 (Trang 46)

*Khái niệm:

-là loại mặt đường cứng, cấp cao thường dc dùng trong sân bay và trên các trục đường oto có nhiều xe nặng(>10 tấn/trục), mật độ xe chạy nhiều và tốc độ chạy xe cao.

-Ưu:

+Cường độ cao, thích hợp với tất cả các phương tiện vận tải, kể cả xe xích. Cường độ mặt đường không đổi theo nhiệt độ.

+rất ổn định với các tác dụng phá hoại của nước.

+hao mòn ít, hệ số bám cao, ít thay đổi khi mặt đường ẩm ướt. +thời gian sử dụng dài 30-40 năm.

+có thể cơ giới hóa hoàn toàn công tác thi công. +duy tu bảo dưỡng ít, đơn giản.

-Khuyết:

+không thông xe dc ngay sau khi xây dựng (bê tông cần có thời gian để đạt cường độ thiết kế)

+cần phải xây các khe co giãn trên mặt đường, đây là những chỗ yếu nhất, làm giảm độ bằng phẳng rất nhiều.

+giá thành tương đối cao.

*Yêu cầu vật liệu:

1/Vật liệu trộn bê tông:

a. Xi măng:

- dùng XM pooclang mác >400, thời gian ngưng kết ít nhất 2h sau khi trộn. - thông thường mác XM cao hơn mác bê tông.

- không cho phép trộn các phụ gia trơ vào xi măng.

- dùng XM pooclang tăng dẻo trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

- dùng XM pooclang ghét nước trong điều kiện vận chuyển đi xa hoặc thời gian bảo quản lâu.

- dùng XM pooclang oxit trong công tác duy tu bảo dưỡng sửa chữa mặt đường. b. Đá dăm và sỏi:

- phải có cường độ và độ hao mòn đạt yêu cầu.

- đá dăm có độ nhám tốt liên kết chặt chẽ với vữa XM. Vì vậy chỉ nên dùng BT đá sỏi để làm lớp dưới hoặc làm lớp móng cho các loại mặt đường cấp cao.

- cần chia đá dăm thành 2 nhóm khi đưa vào máy trộn. Dmax=20mm: cỡ 5-10 và 10-20mm

Dmax=40mm: cỡ 5-20 và 20-40mm Dmax=70mm: cỡ 5-40 và 40-70mm

- kích cỡ đá dăm càng nhỏ thì cường độ kháng uốn càng cao nhưng lượng XM dùng lại càng lớn. Đá dăm phải có dạng hình khối, các hạt dẹt không quá 25% khối lượng.

- thành phần hạt và thể tích lỗ rỗng là 2 chỉ tiêu chất lượng quan trọng của đá dăm, được làm trong PTN.

- phải loại bỏ đá dăm, đá sỏi mà đường cong thành phần hạt không nằm trong biều đồ thành phần hạt tốt nhất đc xđ ở PTN.

c.Cốt liệu hạt nhỏ (cát):

- dùng cát thiên nhiên, cát nghiền và cát cải thiện thành phần hạt.

- nếu dùng cát nghiền từ đá phún xuất để làm lớp trên của mặt đường 2 lớp và 1 lớp thì đá cần dùng có cường độ >=800KG/cm2, nếu làm lớp móng dưới 2 lớp thì dùng đá trầm tích có cường độ >=400.

- thành phần hạt là đặc trưng quan trọng nhất.

- tốt nhất nên dùng cát hạt lớn, hạt vừa, sạch và chứa ít tạp chất.

- không cho phép dùng cát mịn trong BT làm mặt đường, nếu dùng thì chỉ đc làm lớp móng hoặc phải trộn thêm cát lớn, cát xay.

- nếu BT làm mặt đường thì hàm lượng cát hạt lớn với lượng sót lại trên sàng 0,63mm không dưới 30% và so sánh KTe-KT có thể dùng cát hạt nhỏ với số lượng còn sót lại trên sàng không dưới 10%.

- hàm lượng sét, bụi không quá 2% đối với cát thiên nhiên và 5% đối với cát nghiền. e. Nước (dùng để trộn xi măng và rửa cốt liệu):

Nước sinh hoạt, uống được thì đổ được BT, tuy nhiên phải là nước có hàm lượng muối hòa tan ít nhất (<=5000mg/lít), độ pH>=4 (đặc biệt khi dùng trong xây dựng mặt đường BTXM cốt thép)

f. Các chất phụ gia:

- chất phụ gia hoạt tính dùng để tăng nhanh quá trình đông cứng của BTXM thường là muối clorua canxi.

- chất phụ gia tăng dẻo: =0,15- 0,25% khối lượng XM tính theo trạng thái khô, độ sệt của bê tông thay đổi trong 1 phạm vi lớn, giảm tỷ lệ N/X.

- chất phụ gia kỵ nước: = 0,06-0,2% khối lượng XM tính theo trạng thái khô, hỗn hợp BT sẽ dẻo hơn, giảm dc lượng nước yêu cầu, tăng độ chặt BT, tăng độ ổn định với nước của BT… Tuy nhiên cường độ BT sẽ tăng chậm hơn.

2/Bê tông làm đường:

- BT phải đảm bảo đc cường độ và độ ổn định cần thiết với t/d của môi trường khai thác. - cường độ BT dc xđ bằng thí nghiệm kéo uốn.

- cường độ và độ ổn định BTXM phụ thuộc vào tỷ lệ nước:xi măng (N:X) và số lượng của XM/1m3 BT.

- không nên dùng lượng XM lớn hơn quy định quá nhiều vì sẽ gây ra co ngót gây nứt cho BT khi đông cứng và giá thành cao.

- cường độ BT tăng theo thời gian, thường quy định lấy cường độ sau 28 ngày bảo dưỡng làm cường độ tính toán.

- khi trộn hỗn hợp BT cần tăng thêm một lượng nước thích hợp để bù vào số nước bị bay hơi.

- mặt đường BTXM sẽ đạt đc chất lượng cao nếu hỗn hợp BT đổ vào mặt đường đc đầm chặt lớn nhất. BT được đặc trưng bởi chỉ tiêu độ sệt và độ dẻo. Dựa vào độ sệt người ta chia BT ra thành hỗn hợp khô, tương đối khô và dẻo.

- hỗn hợp BTXM cần phải dễ thi công, không bị phân tầng khi vận chuyển, đổ và đầm nén.

- thường cho thêm 3-4kg oxit sắt/1m3 BT để làm cho BT sẫm màu lại giảm sự lóa mắt của người lái xe.

3/Vật liệu chèn khe:

Phải chèn kín mattic nhựa vào phần trên các khe co giãn của mặt đường BTXM. Yêu cầu nhựa chèn:

- dính bám chắc với BT trong bất kỳ đk thời tiết nào. - đủ độ đàn hồi.

- không thấm nước.

- không hóa cứng theo thời gian.

- có màu sắc gần giống với màu sắc của BT.

Câu 23. Trình bày công nghệ thi công mặt đường bêtông ximăng đổ tại chỗ?

Một phần của tài liệu Đề cương thiết kế đường f2 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w