Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tà

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài thƣơng mại tại Việt nam thƣơng mại tại Việt nam

Hơn lúc nào hết, tranh chấp và giải quyết tranh chấp đang là vấn đề thực tế trong đời sống kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với những đòi hỏi càng cao của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất, kinh doanh không những nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ, mà còn mở rộng hợp đồng với rất nhiều đối tác. Quá trình liên doanh, liên kết, mở rộng hợp đồng, sự phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ kinh doanh – thương mại tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tranh chấp. Sự ra đời của trọng tài như là một hệ quả tất yếu trong việc đa dạng hóa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Pháp luật hoàn toàn cho phép các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn mô hình mà mình yêu thích để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Chính điều này đã tạo cơ sở cho sự ra đời của các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), mà phương thức có vị trí quan trọng nhất trong số đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, ở các nước trên thế giới, ngoài tòa án, đều có một cơ quan tài phán khác là trọng tài.

Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một sân chơi mà vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên thì ngay từ lúc này, đòi hỏi Nhà nước ta phải có những quan tâm đúng mức hơn nữa đối với thiết chế trọng tài.

Sự xuất hiện của trọng tài với vai trò là một phương thức giải quyết tranh chấp tồn tại song song với hệ thống tòa án cũng đồng nghĩa với việc phải có những quy định về thi hành các quyết định của trọng tài – sản phẩm cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp.

Muốn trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu đối với các chủ thể trong kinh doanh thì hiệu quả thi hành quyết định trọng tài có vai trò quyết định.

Thực tế thi hành các quyết định trọng tài cho thấy hiệu quả thi hành chưa cao do nhiều lý do khác nhau, một trong những lý do ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành đó là chưa có một cơ chế riêng về thi hành quyết định trọng tài.

Nắm bắt được sự cần thiết của vấn đề này, tại các văn bản của Đảng đều đã được thể hiện rõ, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 03/02/2004: “Tập trung thực hiện tốt công tác thi hành án, nhất là thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng tồn đọng kéo dài"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: "xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp" "Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp"; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: "Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định Toà án có vị trí

hoá và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”; "nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt, có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Do vậy, việc hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại là đòi hỏi tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77)