Về quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 74)

quan khác.

Hiện nay, mặc dù Luật Thi hành án và các văn bản có liên quan quy định việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thi hành bản án, quyết định của tòa án nói chung và quyết định của trọng tài thương mại nói riêng, song trên thực tế sự phối hợp này còn chưa thực sự hiệu quả, thậm chí có những cơ quan, tổ chức vì những lý do khác nhau còn bảo vệ, che giấu tài sản của bên phải thi hành án. Điều 4 Luật Thi hành án quy định: “Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải

chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”.

việc giải quyết thi hành án, nếu cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, cá nhân thì bắt buộc những cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải thực hiện yêu cầu của chấp hành viên, của cơ quan thi hành án.

Nhưng trên thực tế, việc phối hợp này nhiều khi không thực hiện được. Chúng tôi xin lấy một ví dụ để chứng minh cho khẳng định trên:

Ví dụ: Để đi xác minh tài khoản tại các ngân hàng của người phải thi hành án, chấp hành viên theo quy định phải làm công văn gửi ngân hàng đề nghị cung cấp số tài khoản cùng số dư tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng.

Trên thực tế, ngân hàng không cung cấp số tài khoản, hoặc nếu có cung cấp thì không còn số dư. Có những trường hợp, để lấy được số tài khoản và số dư tài khoản, chấp hành viên phải đóng giả là nhân viên của bên phải thi hành án để xác minh số dư.

Nhưng khi xác minh được số dư tài khoản, chấp hành viên tiến hành phong tỏa tài khoản thì không nhận được sự hợp tác của ngân hàng nơi có tài khoản của bên phải thi hành án.

Có trường hợp, nhân viên ngân hàng lấy rất nhiều lý do để trì hoãn việc phong tỏa tài khoản với mục đích để báo cho bên phải thi hành án biết và chuyển dịch số dư tài khoản sang ngân hàng khác, tài khoản khác..và còn rất nhiều các ví dụ khác về vấn đề không nhận được sự phối hợp, hợp tác của các cơ quan, tổ chức trong việc thi hành quyết định trọng tài.

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 74)