Các yếu tố cấu thành cơ chế thi hành quyết định của trọng tà

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)

1.2.4.2.1. Pháp luật về thi hành quyết định trọng tài thương mại:

* Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của pháp luật quy định về thi hành quyết định trọng tài

- Pháp luật về thi hành quyết định trọng tài là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự; mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan; giữa Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa cơ quan quản lý thi hành án với cơ quan thi hành án trong việc thi hành quyết định trọng tài.

- Pháp luật thi hành quyết định trọng tài là một bộ phận gắn liền với pháp luật về tố tụng trọng tài thương mại và pháp luật tố tụng dân sự. Có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm cho các quyết định trọng tài được thực thi trên thực tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự đã được quyết định trọng tài ghi nhận, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Các quy định là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động của các thiết chế, đương sự trong quá trình thi hành quyết định trọng tài. Nó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành quyết định trọng tài.

* Những văn bản pháp luật có liên quan đến thi hành quyết định trọng tài bao gồm những văn bản pháp luật chính sau:

- Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003: Lời mở đầu của pháp lệnh đã thể hiện rõ mục đích của việc ban hành Pháp lệnh trọng tài đó là: Để góp phần giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh trọng tài gồm: 08 chương 63 điều. Nội dung của Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên.

- BLTTDS năm 2004: Tại chương XXIX của BLTTDS năm 2004 từ điều 364 đến 374 quy định về việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài; phần thứ bẩy của Bộ luật quy định về thi hành bản án, quyết định của tòa án, phần này bao gồm 2 chương (chương XXX và XXXI) gồm các điều từ 375 đến 384 BLTTDS. Ngoài ra, còn có rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 15/01/2004 về việc quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh trọng tài; Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại và nhiều văn bản pháp luật liên quan khác.

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/07/2009. Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương

mại (gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.

Các nội dung chính cấu thành pháp luật về thi hành án bao gồm:

+ Quy định về điều kiện thi hành: Điều kiện thi hành quyết định trọng tài thương mại trong nước được quy định tại điều 57 của Pháp lệnh TTTM năm 2003;

Đối với quyết định trọng tài nước ngoài, để được thi hành tại Việt Nam phải tuân theo thủ tục công nhận và cho thi hành được quy định tại chương XXIX (từ điều 364 đến 374) BLTTDS.

+ Quy định về thẩm quyền: Thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài được quy định điều 2, 14, 35 Luật Thi hành án dân sự.

+ Quy định về trình tự, thủ tục: Trình tự, thủ tục thi hành án được quy định tại một số điều của chương XXIX, XXX BLTTDS, các điều từ 26 – 65 Chương III Luật Thi hành án dân sự.

+ Quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: Về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thi hành quyết định trọng tài: Luật Thi hành án dân sự dành hẳn một chương (chương VI) để quy định về khiếu nại, tố cáo và kháng nghị thi hành án dân sự. Chương này gồm 22 điều từ điều 140 đến 161 của Luật Thi hành án dân sự, được chia làm 03 mục: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; tố cáo và giải quyết tố cáo; kháng nghị và giải quyết kháng nghị. 1.2.4.2.2. Các thiết chế liên quan đến việc thi hành quyết định trọng tài thương mại * Cơ quan thi hành án dân sự

Theo Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự (trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 8 Nghị định này) được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có: (i) Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp; (ii) Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự tỉnh) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; (iii) Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự huyện) là cơ quan thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự huyện được gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

Theo các quy định hiện hành thì thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài thuộc về cơ quan thi hành án dân sự địa phương mà cụ thể là Cục thi hành án dân sự tỉnh (trước đây theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 là Thi hành án dân sự cấp tỉnh). Tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự có quy định Cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thi hành các quyết định trọng tài thương mại; bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án cộng nhận và cho thi hành tại Việt Nam; * Toà án: Sau khi Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định trọng tài nước ngoài, trong thời hạn 07 ngày Bộ Tư pháp có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại các điều 34 và 35 BLTTDS. Tòa án có trách nhiệm thụ lý và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành và Viện Kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 02 tháng (tối đa không quá 04 tháng) kể từ ngày thụ

lý, tòa án mở phiên tòa xét đơn yêu cầu. Tòa ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định trọng tài nước ngoài. Quyết định này được gửi tới Viện Kiểm sát cùng cấp. Lúc này, quyết định công nhận được coi như một quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Trình tự, thủ tục thi hành theo quy định của Luật Thi hành án.

* Viện kiểm sát nhân dân: Viện Kiểm sát nhân dân ngoài việc thực hiện chức năng điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền, thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự, thì trong lĩnh vực thi hành án Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự. Trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như kiểm sát thường xuyên, kiểm sát theo định kỳ. Khi phát hiện những sai sót, vi phạm của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị.

Khoản 2 Điều 12 Luật thi hành án dân sự quy định Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Ngoài ra, đối với việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp với tòa án có thẩm quyền tham gia Hội đồng xét đơn yêu cầu và kiểm sát toàn bộ hoạt động công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của tòa án cùng cấp.

1.2.4.2.3.Các điều kiện đảm bảo vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài Để cơ chế thi hành quyết định trọng tài được vận hành một cách trơn chu, liên tục và có hiệu quả thì tất cả các yếu tố cấu thành nên cơ chế thi hành

nhịp nhàng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân định một cách rõ ràng, không chồng chéo.

- Điều kiện quan trọng đảm bảo vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài đó là nguồn lực con người mà cụ thể ở đây là đội ngũ chấp hành viên, thẩm phán, kiểm sát viên. Ngoài việc phải đảm bảo đủ về số lượng chấp hành viên thì việc nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp luôn là đòi hỏi cấp thiết để nâng cao hiệu quả thi hành án nói chung và thi hành phán quyết của trọng tài nói riêng.

- Hệ thống pháp luật về thi hành quyết định trọng tài: Là cơ sở nền tảng để thi hành quyết định trọng tài.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, được hiểu là sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo giữa các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ về thi hành án.

- Cơ sở vật chất, kinh phí: Bất kỳ một hoạt động nào của cơ quan nhà nước, bất kỳ một hoạt động nào của những người thừa hành quyền lực nhà nước đều phải dựa trên các điều kiện làm việc nhất định. Do vậy, cơ sở vật chất, kinh phí làm việc luôn được coi là một trong những điều kiện đảm bảo vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài.

CHƢƠNG 2 - THỰC TIỄN VẬN HÀNH CƠ CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về thi hành quyết định trọng tài thƣơng mại

* Thực trạng pháp luật về thi hành quyết định trọng tài trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước đây, xuất phát từ việc nước ta theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế, các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp nhà nước) chỉ thừa hành một cách thụ động các mệnh lệnh của nhà nước từ trên xuống để thực hiện kế hoạch được giao. Trong bối cảnh như vậy, các quan hệ kinh tế hết sức đơn điệu, thụ động. Doanh nghiệp bị mất tính chủ động, sáng tạo, không có cơ sở cho quan hệ bình đẳng và yếu tố cạnh tranh giữa các chủ thể. Do đó, việc giải quyết tranh chấp kinh tế rất ít xảy ra hoặc nếu có thì chủ yếu được điều chỉnh bằng biện pháp hành chính. Do vậy, vấn đề thi hành quyết định trọng tài không được quan tâm vào thời điểm này.

Nếu chỉ dừng lại ở việc thi hành bản án, quyết định giải quyết tranh chấp kinh tế của tòa án thì vấn đề còn lại chỉ là hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự sao cho có những đặc trưng của việc thi hành án kinh tế mà thôi. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp, các nhu cầu về phương thức giải quyết tranh chấp cũng rất phong phú, nhiều trường hợp, chủ thể của các vấn đề tranh chấp không muốn đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án vì lý do sợ tiếng xấu, sợ mất thời gian, mất cơ hội kinh doanh, cũng như quyền lựa chọn trong cách giải quyết tranh chấp bị hạn chế. Từ đòi hỏi đó, việc ra đời một tổ chức trọng tài phi chính phủ là tất yếu khách quan. Cũng như mọi cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài phải đưa ra phán quyết của mình về vụ việc giải quyết tranh chấp mà được thể hiện bằng hình thức quyết định trọng tài. Nhưng quyết định trọng tài mang

bản chất hoàn toàn khác so với quyết định trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây ở chỗ nó là quyết định giải quyết tranh chấp kinh tế của cơ quan phi chính phủ (tổ chức xã hội – nghề nghiệp). Thế thì, việc thi hành quyết định trọng tài phi chính phủ trong trường hợp không được các bên đương sự tự nguyện thi hành cũng không thể giống như thi hành quyết định của trọng tài kinh tế nhà nước. Nhưng được giải quyết như thế nào, trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về trọng tài phi chính phủ trước đây chúng ta đã lúng túng và dẫn đến “lờ đi” trong các văn bản pháp luật. Điều này chúng ta có thể thấy rõ khi xem xét nội dung những quy định trong các văn bản về trọng tài.

Đến những năm cuối thập niên 80 và đầu thập kỷ 90, nhu cầu phát triển và hợp tác quốc tế trở nên hết sức quan trọng. Do đó, đến ngày 28/04/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 204/TTg về tổ chức Trung tâm

trọng tài Quốc tế Việt Nam. Điều 1 của Quyết định nêu rõ: “Cho phép thành

lập Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương

và Hội đồng trọng tài Hàng Hải”. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng

tài Quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/04/1993 và Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 26/08/1993.

Với cơ cấu tổ chức và quy tắc tố tụng chặt chẽ, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam phần nào đáp ứng được đòi hỏi mới, nhưng việc thi hành quyết định trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế vẫn không được quy định. Tại điều 31 Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

quy định: “Phán quyết của Ủy ban trọng tài là quyết định chung thẩm, không

thể kháng cáo trước bất kỳ tòa án hoặc tổ chức nào. Các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định trong phán quyết. Nếu phán quyết không

được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi phán quyết được yêu cầu thi hành và theo

điều ước quốc tế hữu quan có hiệu lực đối với loại vụ kiện này”.

Việc quy định như trên thực chất chỉ áp dụng trong trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việc thi hành các quyết định trọng tài trong nước trong trường hợp đương sự không tự nguyện thi hành vẫn chưa được giải quyết.

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)