Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71)

Khoản 4 và 5 Điều 3 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng:

“- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân”.

Khoản 2 Điều 12 Luật thi hành án dân sự quy định Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Thực tiễn thi hành án cho thấy, những chức năng trên của Viện Kiểm sát chưa được thực thi một cách đầy đủ.

* Đối với chức năng kiểm sát việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài của tòa án:

- Ngay từ khi tòa án nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp, trong thời hạn 03 ngày, tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp được biết.

- Ngay sau khi ra quyết định mở phiên tòa, tòa án phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn mười ngày trước ngày mở phiên tòa.

- Phiên tòa xét đơn yêu cầu bắt buộc phải có sự tham gia của kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.

- Sau khi ra quyết định công nhận và cho thi hành, ngoài việc gửi cho các đương sự, tòa án phải gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó.

Theo các quy định trên, Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền, có chức năng kiểm sát toàn bộ quá trình xét đơn công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, hiệu quả của việc kiểm sát hoạt động này trên thực tế chưa thực sự có hiệu quả, còn mang tính

hình thức. Việc thông báo hoặc ngay cả khi kiểm sát viên tham dự phiên tòa cũng chỉ mang tính hình thức, thủ tục.

Việc tổng kết, đánh giá công tác kiểm sát việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài còn chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng quyền hạn cụ thể cho kiểm sát viên khi tham dự phiên tòa xét đơn yêu cầu.

* Đối với chức năng kiểm sát hoạt động thi hành quyết định trọng tài:

Theo tinh thần tại khoản 2 điều 12 Luật Thi hành án thì Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm sát toàn bộ hoạt động thi hành quyết định trọng tài thương mại, nhưng trên thực tế việc kiểm sát này hết sức mờ nhạt bởi những quy định rất chung chung, không cụ thể của các quy định pháp luật.

Trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như kiểm sát thường xuyên, kiểm sát theo định kỳ. Khi phát hiện những sai sót, vi phạm của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị.

Mọi hoạt động của chấp hành viên, cơ quan thi hành án trong việc thi hành quyết định trọng tài đều phải được thông báo tới Viện Kiểm sát, song cũng giống như việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định trọng tài nước ngoài, hoạt động thông báo này cũng chỉ mang tính hình thức, thủ tục.

2.3. Các điều kiện đảm bảo vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài

2.3.1. Về đội ngũ cán bộ: Hiện nay, các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước đã tuyển dụng được khoảng 8000 biên chế trên tổng số 8287 biên chế được phân bổ, trong đó có gần 3.000 Chấp hành viên, ngoài ra là các chức danh khác như Kế toán, Chuyên viên, Cán sự, Thủ kho, Thủ quỹ…Như vậy, nếu tính bình quân trên dân số nước ta thì số lượng chấp hành viên đang còn rất thiếu, nếu tính bình quân số lượng vụ việc thi hành án mà mỗi chấp hành viên phải giải quyết là 207 vụ việc/năm (Báo cáo công tác thi hành án dân sự

năm 2008 của Bộ Tư pháp). Nhiều địa phương vẫn chưa tuyển đủ biên chế được giao, cụ thể cả nước vẫn còn 631 biên chế chưa thực hiện, trong đó có một số địa phương còn từ 15 chỉ tiêu biên chế trở lên, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Gia Lai...Có những cơ quan thi hành án chỉ có một chấp hành viên hoặc không có thủ thủ trưởng cơ quan thi hành án.. Bên cạnh việc thiếu về số lượng, đội ngũ chấp hành viên của các cơ quan thi hành án trong cả nước còn một số lượng lớn chấp hành viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí có những chấp hành viên vi phạm các quy phạm đạo đức, pháp luật, một số chấp hành viên đã bị xử lý hình sự. Năm 2008, cả nước đã xử lý kỷ luật 30 trường hợp.

Điểm yếu mà chấp hành viên đang gặp phải đó là: Thiếu năng lực tư duy lý luận; năng lực áp dụng pháp luật, khả năng làm việc độc lập; tính quyết đoán; năng lực giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành; khả năng kiềm chế và kiên nhẫn.

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)