Tự nguyện thi hành

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Tự nguyện thi hành là một trong hai biện pháp được áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự nói chung, trong đó có hoạt động thi hành quyết định trọng tài.

Tự nguyện thi hành xuất phát từ phía các bên đương sự, nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ đã được quyết định trọng tài ghi nhận, thể hiện ý chí và mong muốn của các đương sự. Mặt khác, tự nguyện thi hành quyết định trọng tài còn là một biện pháp của chấp hành viên được áp dụng trong quá trình thi hành quyết định trọng tài.

Kết quả của tự nguyện thi hành là tiền đề, là cơ sở, là căn cứ để cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu đương sự không tự nguyện thi hành.

Tự nguyện thi hành án là một hình thức thi hành quyết định trọng tài đem lại hiệu quả rất cao cho xã hội. Một quyết định trọng tài nếu được các bên đương sự tự nguyện thi hành sẽ góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì và thắt chặt mối quan hệ kinh doanh, tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức của Nhà nước và các đương sự.

Tóm lại, tự nguyện thi hành án là cách thức mà các đương sự lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đã được ghi nhận trong quyết định trọng tài. Tự nguyện thi hành còn được hiểu là một hình thức thi hành quyết định trọng tài được cơ quan thi hành án áp dụng, là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình tổ chức thi hành quyết định trọng tài của cơ quan thi hành án.

Tự nguyện thi hành có một số đặc điểm sau:

- Tự nguyện thi hành là quyền của các đương sự trong quá trình thi hành quyết định trọng tài.

Đối với người được thi hành án: Sự tự nguyện của người được thi hành án chính là họ dùng quyền lợi của mình đã được quyết định trọng tài có hiệu lực pháp luật ghi nhận để thể hiện sự tự nguyện của mình. Sự tự nguyện thi hành án của người được thi hành án thể hiện ở chỗ họ có thể thỏa thuận với

người phải thi hành án về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, nhưng thỏa thuận này không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Việc tự nguyện thi hành án của người được thi hành án cũng được Nhà nước khuyến khích và được thể hiện dưới một cơ chế khác. Đó là người được thi hành án cũng có thể đơn phương tự nguyện đồng ý cho bên phải thi hành án hoãn thi hành án, thời gian hoãn do bên được thi hành án quyết định. Hoặc người được thi hành án cũng có thể đơn phương tự nguyện từ bỏ quyền và lợi ích của họ được hưởng theo quyết định, nếu việc từ bỏ này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc của người khác. Cả hai trường hợp nói trên, tuy cách xử lý khác nhau nhưng về bản chất đều giống nhau đó là thể hiện việc tự nguyện thi hành của người được thi hành án.

Tuy nhiên, khi nói đến tự nguyện thi hành là chủ yếu nói đến sự tự nguyện thi hành của người phải thi hành án, đó là việc người phải thi hành án tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ đối với người được thi hành án mà không cần có sự tác động của cơ quan thi hành án. Đây là đối tượng thể hiện một cách trực tiếp nhất, cụ thể nhất về bản chất và hình thức của tự nguyện thi hành án.

Việc tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án có thể được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng với quyết định thi hành án; cũng có thể họ chỉ tự nguyện thực hiện một phần trong các khoản phải thi hành án.

- Biện pháp tự nguyện thi hành là biện pháp đầu tiên và cũng là biện pháp bắt buộc phải áp dụng trong quá trình thi hành.

Biện pháp tự nguyện thi hành là cơ sở, là tiền đề khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, chỉ khi nào người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, cố tình chống đối, không thực hiện nghĩa vụ về tài sản, hoặc cố tình dây dưa mặc dù có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án mới áp dụng biện pháp khác.

Tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của đương sự có thể được thực hiện trong mọi thời điểm kể từ khi có phán quyết của Hội đồng trọng tài cho đến khi kết thúc việc thi hành quyết định trọng tài. Nó có thể được thực hiện ở trước hoặc sau khi cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế (Ra quyết định cưỡng chế thi hành).

1.2.2.2. Cưỡng chế thi hành

Rõ ràng không có gì làm thất vọng các bên kinh doanh bằng việc bỏ ra những tốn kém khổng lồ về công sức và tiền của để rồi chỉ có được một quyết định trọng tài không được thi hành. Điều mà các bên mong muốn trong giải quyết tranh chấp thương mại, đương nhiên là sự đền bù về tiền bạc, chứ không phải là một tờ giấy ghi phán quyết. Trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định trọng tài nói riêng, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thoả thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo quyết định trọng tài.

Tuy vậy, khi người phải thi hành án đã được giải thích, thuyết phục, mặc dù có điều kiện thi hành án mà tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không tự nguyện thi hành, thì buộc cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Cưỡng chế thi hành án thể hiện quyền năng của cơ quan thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo quyết định được thi hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Như vậy, Cưỡng chế thi hành án quyết định trọng tài là biện pháp

cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên áp dụng nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo quyết định của trọng tài thương mại, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà

không tự nguyện thi hành trong thời hạn luật định, hoặc trong trường hợp cần

ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản.

Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có đủ các điều kiện sau:

- Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo quyết định của trọng tài.

- Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

Có điều kiện thi hành án có thể được hiểu là người phải thi hành án có tài sản, có thu nhập, có tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc... khi phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền. Còn khi phải thực hiện nghĩa vụ trả lại nhà hoặc vật, thì điều kiện thi hành án ở đây là vật, nhà đang tồn tại theo đúng quyết định đã tuyên.

- Người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án: Không tự nguyện thi hành án được hiểu là đã hết thời gian tự nguyện thi hành theo luật định mà người phải thi hành án không thực hiện các nghĩa vụ đã được ghi nhận trong phán quyết của trọng tài.

Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự thì cưỡng chế có các hình thức cụ thể sau: (i) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; (ii) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; (iii) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; (iv) Khai thác tài sản của người phải thi hành án; (v) Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; (vi) Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Dù nghĩa vụ mà đương sự phải thi hành là nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ chuyển giao vật, quyền tài sản, giấy tờ... thì cơ quan thi hành án cũng chỉ được áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế đã được quy định trên

đây. Ngoài các biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thi hành án không được phép sử dụng bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào khác.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định không được tổ chức cưỡng chế vào các thời điểm như ngày nghỉ, ngày lễ, ban đêm…

Với những phân tích trên có thể khẳng định rằng, cưỡng chế thi hành án là biện pháp cuối cùng để thi hành quyết định trọng tài nói riêng và bản án, quyết định của tòa án nói chúng. Xét về cả lý luận và thực tiễn thì tự nguyện thi hành là phương án tối ưu đối với việc thi hành quyết định trọng tài.

1.2.3. Hiệu quả thi hành quyết định trọng tài thương mại.

* Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí, công sức, thời gian…mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Bất cứ một quyết định trọng tài nào đó đã được ban hành thì chủ thể của nó đều mong muốn nó được thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, không phải quyết định trọng tài nào cũng được thi hành trên thực tế. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc không thể thi hành, hoặc thi hành không đầy đủ nội dung các quyết định trọng tài.

Hiệu quả thi hành quyết định trọng tài được hiểu là mối quan hệ giữa kết quả thực tế của việc thi hành quyết định trọng tài so với các nội dung đã được ghi nhận trong quyết định trọng tài. Ngoài ra, hiệu quả thi hành còn được đánh giá bởi thời gian thi hành, công sức, các chi phí để thi hành án so với kết quả đạt được từ việc thi hành.

Đối với hiệu quả nói chung của việc thi hành án còn là sự so sánh giữa số lượng quyết định trọng tài có hiệu lực phải thi hành so với quyết định trọng tài đã được thi hành. Tổng giá trị tài sản phải thi hành so với giá trị tài sản

Ví dụ: Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại Quốc hội thì, công tác thi hành án dân sự năm 2008 bước đầu có chuyển biến tích cực, đã thi hành xong 70,96% vụ việc, thu hồi số tiền phải thi hành án dân sự hơn 3.568 tỷ đồng, đạt 45,66%. Như vậy, nếu xét đến hiệu quả về số vụ việc được thi hành thì có thể đánh giá hiệu quả thi hành án là cao. Song, nếu xét đến tiêu chí về tổng số tiền thu hồi thì đạt hiệu quả thấp (đạt chưa đến 50%).

* Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành quyết định trọng tài:

- Yếu tố đầu tiên phải kể đến là quyết định trọng tài – đối tượng của việc thi hành:

Ảnh hưởng của quyết định trọng tài tới hiệu quả thi hành án ở chỗ: Nội dung của quyết định trọng tài nếu được tuyên một cách rõ ràng, hợp tình, hợp lý thì sẽ được các bên đương sự tự nguyện thi hành và chấp hành viên dễ dàng thực hiện. Ngược lại, một quyết định trọng tài không rõ ràng, hợp tình hợp lý sẽ dẫn đến việc các bên đương sự chống đối, không thi hành, chấp hành viên không hiểu rõ bản chất của việc thi hành dẫn đến việc xây dựng phương án thi hành không có tính khả thi….

- Hệ thống chính trị

Ở nước ta, hệ thống chính trị là thống nhất, gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước và các tổ chức chính trị; chính trị - xã hội. So với các nước, đây là điểm khá thuận lợi trong việc tác động, giáo dục tư tưởng đối với các bên đương sự. Trong trường hợp buộc phải cưỡng chế thi hành nghĩa vụ của bên phải thi hành thì yếu tố các tổ chức xã hội như: Hiệp hội doanh nghiệp nói chung, Hiệp hội ngành, cơ quan chủ quản, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…đóng vai trò khá quan trọng trong việc giáo dục, thuyết phục người phải thi hành, cũng như những người có quyền lợi liên quan thi hành các nghĩa vụ được ghi nhận trong phán quyết của trọng tài.

- Ý thức chấp hành pháp luật của các đương sự.

Như đã phân tích ở trên, việc các đương sự tự nguyện thi hành án là biện pháp thi hành án được Nhà nước khuyến khích. Tự nguyện thi hành án sẽ giúp chính các đương sự giữ được mối quan hệ làm ăn, bên cạnh đó sẽ giảm được rất nhiều các chi phí liên quan đến việc cưỡng chế thi hành. Nhiều trường hợp còn tránh được các hiện tượng khiếu nại tố cáo, ảnh hưởng đến dư luận xã hội….

- Hệ thống pháp luật liên quan đến thi hành quyết định trọng tài.

Hệ thống pháp luật liên quan đến thi hành quyết định trọng tài là tổng thể các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định trọng tài. Nó bao gồm các quy định của pháp luật về trọng tài, pháp luật về công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài và quan trọng nhất là các quy định về thi hành án dân sự.

Cũng giống như thực trạng của một số lĩnh vực thì pháp luật về thi hành án dân sự đang tồn tại một số bất cập. Bất cập đầu tiên phải kể đến đó là có quá nhiều các văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực này, dẫn đến hiện tượng có sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về nội dung.

Ví dụ về sự mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật:

Tại điểm 1.2.b của Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/07/2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại quy định: Trong các trường hợp sau đây, vụ tranh chấp tuy các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: “Khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết hoặc khi được Toà án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà

đơn hoặc thông báo của Toà án bị đơn không phản đối (được coi là các bên có thoả thuận mới lựa chọn Toà án giải quyết vụ tranh chấp thay cho thoả thuận trọng tài) hoặc bị đơn có phản đối nhưng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thoả thuận trọng tài (trường hợp này được coi là không có thoả thuận trọng tài)”.

Quy định này là trái với điều 5 của pháp lệnh trọng tài thương mại quy định khi vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà thỏa thuận đó không vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài được đảm bảo thực hiện bằng việc tòa án từ chối thụ lý nếu một bên khởi kiện ra tòa.

Trước khi ban hành Luật Thi hành án, ngoài pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 còn có tới trên dưới một trăm văn bản hướng dẫn trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi hành quyết định trọng tài.

- Hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc rất lớn vào các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án.

Nếu việc quy định trình tự, thủ tục quá rườm rà, không phản ánh đúng thực thế khách quan sẽ gây ra rất nhiều lãng phí về công sức, thời gian, tiền bạc của các bên thi hành án, của cơ quan thi hành án và các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan. Việc quy định trình tự, thủ tục không hợp lý rất dễ gây ra sự lúng túng cho chấp hành viên, sự phán đối, chống đối của các bên thi hành án.

- Năng lực làm việc của chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự - chủ thể chính của việc thi hành quyết định trọng tài.

Chấp hành viên – chủ thể của hoạt động thi hành quyết định trọng tài, được “mang” quyền lực nhà nước, chấp hành viên được áp dụng các biện pháp cần thiết trên cơ sở pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để thi

Một phần của tài liệu Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)