7. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Thực trạng Công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng Việt
Tình hình phát triển Công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Đối với các tổ chức tín dụng công nghệ thông tin còn
là công cụ hiệu quả trong quản lý kinh doanh, đảm bảo an toàn. Do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa sống còn đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Biết rõ điều đó, các ngân hàng trong nhiều năm qua đã có những đầu tư đáng kế vào hệ thống nền tảng công nghệ của mình. Tuy nhiên việc đầu tư và ứng dụng ở mỗi nơi vẫn còn khá nhiều cách biệt.
CN TT của ngành N gân hàng trong những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc với việc chuyển đổi từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung; từ các mạng máy tính đơn lẻ sang tổ chức Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuNn quốc tế; từ phục vụ một vài ngàn tài khoản khách hàng sang phục vụ hàng chục triệu khách hàng với các dịch vụ, sản phNm tiện ích thương mại ngày càng đa dạng, hiện đại trong hệ thống các TCTD. Để đáp ứng yêu cầu dịch chuyển của nghiệp vụ từ xử lý phân tán sang mô hình tập trung, hầu hết các TCTD thời gian qua đã xây dựng, triển khai các ứng dụng quan trọng (như hệ thống Core Banking, ERP, CRM, hệ thống Internet Banking, Mobile Banking…) theo mô hình tập trung tại hội sở chính. Có tới 96% TCTD trong nước và 71% TCTD liên doanh và 100% vốn nước ngoài đã xây dựng TTDL dựa trên tiêu chuNn TIA-942.
Bên cạnh đó, vấn đề dự phòng thảm họa bất thường cũng được các TCTD coi trọng. Hiện đã có 86% TCTD trong nước và 35% TCTD có vốn đầu tư nước ngoài đã có TTDL dự phòng thảm họa để sẵn sàng đưa vào sử dụng trong trường hợp TTDL chính gặp sự cố. N goài xây dựng TTDL dự phòng, hầu hết các TCTD đều trang bị hệ thống lưu trữ tại chỗ để khôi phục dữ liệu khi cần thiết.
Một số TCTD thậm chí đang từng bước triển khai công nghệ “ảo hóa” và ứng dụng “điện toán đám mây” cho hạ tầng CN TT của mình. Cùng với đó, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống các dịch vụ cung cấp cho khách hàng (như dịch vụ ATM, POS, Internet Banking), hệ thống an ninh bảo mật… cũng được các ngân hàng quan tâm đầu tư.
An toàn bảo mật hệ thống thông tin trong hệ thống ngân hàng
Số liệu điều tra của BKAV cho thấy, trong năm 2013, phần mềm gián điệp xuất hiện nhiều tại hầu hết các cơ quan quan trọng từ các cơ quan Chính phủ, Quốc hội tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hay các ngân hàng, viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt N am. Tiến sỹ N guyễn Ái Việt - Viện trưởng Viện CN TT, ĐHQGHN – cho biết thêm: hơn 90% các mạng nội bộ của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các ngân hàng bị xâm nhập, lấy dữ liệu.
Theo báo cáo của Trend Macro (quý 3/2013), ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực bị tác động mạnh bởi các loại mã độc Trojan cũng như phần mềm độc hại (malware). Các phần mềm độc hại nhắm đến thông tin tài khoản ngân hàng đang tăng trưởng mạnh không chỉ ở các khu vực châu Âu và châu Mỹ mà còn lan ra toàn cầu với số lượng lây nhiễm đã vượt quá 200.000 - tỉ lệ nhiễm cao nhất kể từ năm 2002. Việt N am cũng lọt vào top các quốc gia là nạn nhân các cuộc tấn công ngân hàng trực tuyến trong quý 2 và quý 3 năm 2013.