Giải pháp về quản lý nhân sự, tăng cường công tác đào tạo và nâng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giảm thiểu rủi ro vận hành trong huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TPHCM (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Giải pháp về quản lý nhân sự, tăng cường công tác đào tạo và nâng

đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên trong các HTM Việt am Tình trạng gian lận nội bộ xảy ra ngày càng nhiều trong hệ thống ngân hàng hiện nay chính là biểu hiện của việc đi xuống trong đạo đức nghể nghiệp của các cán bộ công tác trong ngành ngân hàng, ý thức tuân thủ và quản lý rủi ro kém. Các N HTM cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao đạo đức nghề nghiệp như:

- Thực hiện đào tạo nhằm trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ song song việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Việc thực hiện đào tạo cần được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao như: đào tạo tại chỗ, tổ chức hội thảo, tuyên truyền bằng các văn bản, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm, ...

- Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức trong công tác phòng chống các hoạt động lừa đảo, gian lận, ý thức tuân thủ, bảo vệ tài sản ngân hàng và ý thức quản lý rủi ro, đặc biệt là quản lý rủi ro vận hành. Đảm bảo tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc và tất cả các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của RRVH và vấn đề quản lý RRVH

- Bên cạnh đó, cần chú ý đến việc đào tạo, nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp trung (đội ngũ trưởng phòng/ ban nghiệp vụ). Hiện nay các N HTM đang gặp thực trạng khác việc đào tạo cán bộ quản lý chưa chuyên nghiệp hoặc chưa được chú trọng, chủ yếu là tập trung đào tạo cho cấp nhân viên. Các lãnh đạo cấp trung là những người nhiệm vụ triển khai các kế hoạch của Đơn vị mình quản lý, hướng dẫn, đào tạo và kiểm soát các nhân viên của mình hoàn thành các nhiệm vụ còn cần có khả năng nhìn ra các thiết sót, rủi ro có thể xảy để tham mưu cho cấp lãnh đạo cao hơn. Các cán bộ quản lý cấp trung thường xuất phát từ các nhân viên giỏi và có kinh nghiệm được đề bạt nên kinh nghiệm quản lý và các kỹ năng mềm còn thiếu hụt. Do đó, trong công tác đào tạo, ngoài việc đào tạo cho cấp nhân viên thừa hành còn cần đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung.

Mặt khác, có thể thấy những khó khăn về kinh tế như lương thấp, cuộc sống vất vả cũng là áp lực khiến các cán bộ nhân viên ngành ngân hàng “làm liều”. Các N HTM cần có chế độ đai ngộ thỏa đáng và các biện pháp khuyến khích phát triển nghề nghiệp cá nhân:

- Các N HTM cần có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý với một chế độ lương bổng phù hợp với từng vị trí công tác trên cơ sở đánh giá năng lực toàn diện nhằm động viên, khuyến khích nhân sự làm việc và tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên với ngân hàng. Xây dựng quy trình đánh giá kết quả công việc chi tiết (làm công việc gì, bao nhiêu thời gian, kết quả cụ thể cần đạt được) , có thể định lượng như bao nhiêu điểm, bao nhiêu % và thực hiện trả lương theo kết quả đánh giá này.

- Việc khen thưởng và kỷ luật cần đảm bảo nguyên tác công khai, minh bạch. Xây dựng các chế tài cụ thể khi các cá nhân tập thể làm phát sinh rủi ro vận hành. Đồng thời cũng cần nghiêm túc và kiên quyết trong xử lý các trường hợp cố ý vi phạm. Thực hiện khích lệ, khen thưởng khi cán bộ nhân viên có các biểu hiện xuất sắc, đặc biệt không chỉ là trong công việc chuyên môn mà

còn trong đạo đức nghề nghiệp, tránh trường hợp làm tốt nhưng không được quan tân có thể dẫn đến tâm lý chán nản, tiêu cực. Tuyên truyền các tấm gương này đến các cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng nhằm nhân rộng các gương điển hình, khuyến khích các cán bộ nhân viên phấn đấu. - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ, hoạt động ngân hàng và

các kiến thức liên quan khác nhằm khơi gợi tinh thần học hỏi của nhân viên cũng như ý thức tuân thủ để đạt được sự thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao mức thu nhập. Thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể xác định năng lực cán bộ nhân viên, nhìn ra các nhân tố nổi trội trong tập thể ở các phương diện (chuyên môn, kỹ năng mềm,...), các vấn đề còn khuyết ở các cán bộ nhân viên. Từ đó, ngân hàng có cơ sở quy hoạch nguồn cán bộ phù hợp, thực hiện đào tạo nhằm chuNn bị sẵn đội ngũ kế cận và hoàn thiện các khiếm khuyết của cán bộ nhân viên.

3.2 Đầu tư phát triển chất lượng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin

Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã không ngừng hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của mình để đáp ứng nhu cầu quản lý hoạt động, cung cấp các dịch vụ tiện ích hiện đại cho khách hàng và yêu cầu gửi các loại báo cáo kế toán và thống kê theo quy định của cơ quan quản lý và điều tiết về ngân hàng ngày càng nhiều và phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng chưa có đủ công cụ hỗ trợ toàn diện nên công tác giám sát, kiểm tra gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều lao động mà thời gian đáp ứng thường không đảm bảo tính kịp thời. Do đó, luận văn kiến nghị các N HTM nên xây dựng các chương trình phần mềm để phục vụ công tác giám sát và cảnh báo sớm về mức độ an toàn cũng như nâng cao khả năng quản trị hoạt động và điều hành.

Các N HTM không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng, nâng cấp mở rộng đường truyền để hạn chế tình trạng nghẽn mạch, cải tiến hệ thống ngân hàng lõi đảm bảo thuận tiện sử dụng, hoạt động thông suốt và ngày càng đáp ứng

được các yêu cầu của người sử dụng. Các N HTM cũng cần thường xuyên đánh giá các yêu cầu về an ninh CN TT, áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến, đáp ứng các tiêu quốc tế để bảo vệ an toàn dữ liệu.

Các N HTM cũng cần xây dựng các quy trình, công cụ để theo dõi liên tục hệ thống, truy cập hệ thống, quá trình xử lý các giao dịch; các quy tắc bảo mật (như chính sách, quy trình an ninh bảo mật) có thể giúp giảm thiểu rủi ro đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Khi các quy tắc này được áp dụng và được tuân thủ đầy đủ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu RRVH trong HĐTG. Một số biện pháp như:

- Triển khai hệ thống mạng với các phần mềm hệ thống và tường lửa (firewall) để chống sự truy cập trái phép, nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ và hạn chế sự xâm nhập không mong muốn vào hệ thống.

- Lắp đặt các công cụ giúp ngăn chặn và dò tìm các xâm nhập trái phép từ cả bên ngoài ngân hàng và cả các truy cập trái phép xuất phát từ nội bộ ngân hàng

- Thuê chuyên gia bên ngoài nhằm đánh giá độc lập hiệu quả và các khuyeert điểm của hệ thống CN TT định kỳ

- Cài đặt các công cụ chống cài đặt các chương trình không thuộc ngân hàng ban hành vào hệ thống, thường do các nhân viên ngân hàng tự thực hiện cài đặt thêm vào các máy tính ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giảm thiểu rủi ro vận hành trong huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TPHCM (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)