thị ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay đô thị ở Việt Nam hiện nay
3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị
- Để khắc phục tình trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị còn nằm rải rác, thiếu sự tập trung, thống nhất, cần ban hành Luật Đô thị - một văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, toàn diện, thống nhất. Tất cả các hoạt động về quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị và các hoạt động vật chất khác diễn ra trong đô thị nếu ảnh hưởng đến không gian sống của người dân trong đô thị đều được quy định trong Luật Đô thị. Luật Đô thị cần điều chỉnh các vấn đề như phân loại đô thị; quy hoạch đô thị; kiến trúc cảnh quan đô thị; cải tạo và chỉnh trang khu đô thị; đất đô thị; nhà trong đô thị; cấp - thoát nước đô thị; chất thải rắn đô thị; nghĩa trang và an táng; cây xanh đô thị; không gian ngầm đô thị; xử lý vi phạm... Nội dung của Luật Đô thị cần phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường về vấn đề bảo vệ môi trường đô thị.
Đặc biệt, Luật Đô thị cần quy định rõ về trách nhiệm của các ngành có liên quan và cơ chế phối hợp giữa các ngành trong quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị. Cụ thể là, ngành xây dựng chịu trách nhiệm trong việc nghiên
cứu và quản lý về mặt kỹ thuật các công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường đô thị như về không gian, cảnh quan đô thị; ngành môi trường chịu trách nhiệm về các vấn đề đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (công viên, khu vui chơi giải trí, khu đô thị mới, nhà chung cư...), ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đô thị như âm thanh, tiếng ồn, nước thải, thực hiện công tác quan trắc môi trường...; ngành giao thông chịu trách nhiệm về hệ thống cống rãnh, đường giao thông, tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông, gây ô nhiễm môi trường không khí tại đô thị... đồng thời ban hành cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành trong việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị. Việc quy định trách nhiệm cụ thể cho các ngành trong quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị góp phần hạn chế tình trạng trốn tránh trách nhiệm khi có sự cố môi trường xảy ra, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ thể, từ đó làm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại đô thị.
- Ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết về quy hoạch khu vực nghĩa trang có khoảng cách đảm bảo vệ sinh môi trường nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân khu vực gần đó và góp phần giữ cho môi trường đô thị trong lành, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
- Cần quy định cụ thể và thống nhất về khu dân cư, khoảng cách an toàn của các cơ sở sản xuất, kho tàng đến khu dân cư đối với từng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bởi vì thực tế là khi quy hoạch, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, các dự án đầu tư đều cách xa khu dân cư, nhưng khi dự án đi vào hoạt động thì sẽ có nhiều nhà trọ, dịch vụ ăn uống - phát triển theo, lúc đó sẽ nảy sinh các vấn đề môi trường.
- Ban hành văn bản quy định cụ thể danh mục các doanh nghiệp, ngành nghề có thể gây ô nhiễm (theo quy định tại Khoản 3, Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, hạn chế ô nhiễm có thể xảy ra.
- Ban hành các quy định về quy hoạch môi trường khu dân cư như quy hoạch công trình giao thông, công viên, vùng nước, nhà giữ xe, công viên, cây xanh, câu lạc bộ… nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường, đảm bảo vệ sinh môi trường khu dân cư, góp phần làm trong lành môi trường, đảm bảo cuộc sống bình thường cho người dân sống ở khu dân cư đó.
- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về lồng ghép các nội dung quy hoạch về bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị.
- Đối với việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch đô thị, cần khắc phục tình trạng mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, theo hướng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định đánh giá môi trường chiến lược với dự án thuộc quyền phê duyệt của mình; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án thuộc quyền quyết định của mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đô thị
Quy định các công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trường đô thị có ý nghĩa rất quan trọng vì các quy định này sẽ góp phần khuyến khích các chủ thể tuân thủ pháp luật, thực hiện các hành vi có lợi cho môi trường, giảm thiểu tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi trường tại đô thị.
Do đó, cần ban hành các văn bản quy định về chế độ kiểm toán môi trường; các quy định cụ thể về khuyến khích việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000); các quy định hướng dẫn sử dụng cơ chế cô-ta phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng cô-ta phát thải; thực hiện công cụ “ký quỹ và hoàn trả” trong mua bán và sử dụng sản phẩm có khả năng gây nguy hại cho môi trường.
Tăng cường áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích về thuế, trợ giá, hỗ trợ vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường.
3.2.1.3. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đô thị
- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung) đối với các tội phạm về môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đô thị nói riêng.
- Thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự, đối với những trường hợp vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện các quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bổ sung quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm không khí từ nguồn công nghiệp.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định ba mức độ ô nhiễm môi trường (Điều 92), đó là có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng và ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, có thể phân loại mức độ thiệt hại do ô nhiễm không khí từ nguồn công nghiệp như: có thiệt hại, thiệt hại nghiêm trọng và thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng để làm cơ sở tính toán, xác định mức độ bồi thường thiệt hại cho các đối tượng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường.
- Về chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại đô thị: Nên quy định tổ chức tự quản các phường tham gia xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường. Hiện nay, việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường chủ yếu vẫn do lực lượng thanh tra Sở Giao thông công chính làm. Nhưng lực lượng này mỏng và quá nhiều việc, nên các vi phạm như xả rác bừa bãi ra đường đã và vẫn đang xảy ra. Vì vậy, nên cho phép tổ chức tự quản ở các phường tham gia xử lý các trường hợp gây mất vệ sinh môi trường, bởi lực lượng này vừa có thời gian vừa nắm chắc địa bàn nơi mình hoạt động.
3.2.1.4. Hoàn thiện các nội dung khác của pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị
- Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng phải phù hợp với trình độ phát triển, trình độ dân trí, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước về môi trường và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Cần có các quy định khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường của các nước trên thế giới vào Việt Nam cũng như áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, xử lý chất thải… phù hợp với các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đồng thời định kỳ rà soát lại hệ thống quy chuẩn môi trường đã ban hành để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp; nghiên cứu, xem xét, bãi bỏ các quy chuẩn không phù hợp.
- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường đô thị.
Trong công tác bảo vệ môi trường đô thị, cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng bởi đây là lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo bệ môi trường như phân loại rác, đổ rác đúng nơi quy định, nộp phí bảo vệ
môi trường, làm vệ sinh khu phố… Vì vậy họ sẽ có ý thức tự giác về bảo vệ môi trường đô thị nơi sinh sống cao hơn. Để đảm bảo cho cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường đô thị, cần phải có cơ chế pháp lý để huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng trong bảo vệ môi trường., đảm bảo quyền lợi cho họ khi họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại đô thị. Pháp luật cần có các nội dung điều chỉnh về vấn đề này như quy định về xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế; hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, chứng nhận về bảo vệ môi trường đô thị; các quy định về khuyến khích thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp tại đô thị; các chế tài kiểm soát đối với việc cản trở cộng đồng tham gia hoạt động quản lý môi trường.
- Đề nghị sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước tăng mức chi sự nghiệp môi trường từ 1% lên 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Điều này là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Riêng ngân sách nhà nước cần có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi để bảo đảm đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế” nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho hoạt động bảo vê môi trường, bao gồm nguồn vốn: ngân sách nhà nước, xã hội, ODA và các nguồn khác như kinh phí từ cấp phép và phí sử dụng tài nguyên.