Trách nhiệm pháp lý của Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 65)

Các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 hiện tại không nêu rõ trách nhiệm mà Ban kiểm soát phải gánh chịu nếu như không làm tròn vai trò của mình. Luật doanh nghiệp chỉ đưa ra các trách nhiệm nếu các thành viên Ban kiểm soát vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra đối với các doanh nghiệp do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc gây ra thì gần như các công ty, cổ đông không xem xét đến trách nhiệm của Ban kiểm soát.

Các trách nhiệm pháp lý đối với Ban kiểm soát được quy định chung tại khoản 5 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2005.

Theo đó, trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì các thành viên Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà thành viên Ban kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định đều thuộc sở hữu.

Quy định về trách nhiệm pháp lý đối với Ban kiểm soát nêu trên gần như không được thực thi trên thực tế tại các công ty cổ phần. Theo đó, khi xảy ra các thiệt hại đối với công ty, trách nhiệm pháp lý trước hết và chủ yếu được hướng đến Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty, còn với vai trò là cơ quan “giám sát” mang tính hình thức, Ban kiểm soát gần như không được xem xét để chịu trách nhiệm.

Có vẻ như phần lớn các công ty không xem trọng vai trò của Ban kiểm soát, mà chỉ thành lập Ban kiểm soát để tuân thủ pháp luật. Hoạt động của Ban kiểm soát phần lớn mang tính hình thức và chưa có thực chất. Do đó, bản thân công ty không

đầu tư, cũng không trang bị đầy đủ các điều kiện cho Ban kiểm soát thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm soát của họ.

Sự yếu kém trong hoạt động của Ban kiểm soát, còn có nhiều nguyên nhân:

Thiếu nguồn nhân lực

Ban kiểm soát không làm tròn chức năng còn do không có đủ nguồn nhân lực. Phần lớn thành viên Ban kiểm soát làm việc bán thời gian, kiêm nhiệm nhiều, chỉ gặp nhau định kỳ hàng quý hoặc thậm chí là ít hơn. Ngoài ra, các thành viên Ban kiểm soát thiếu kiến thức và kinh nghiệm, trong khi theo thông lệ quốc tế, Ban kiểm soát thường có 4 nhóm kỹ năng chính: năng lực quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán kiểm toán, năng lực về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và năng lực giám sát sự tuân thủ pháp luật.

Thiếu bộ máy giúp việc

Nếu trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có quy định cụ thể về chức năng kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc ban kiểm soát, trong các lĩnh vực khác, không có một quy định cụ thể về một bộ máy giúp việc cho Ban kiểm soát.

Thiếu công cụ, phương tiện làm việc

Ban kiểm soát không được trang bị một hệ thống thông tin quản lý đặc thù cho công việc giám sát. Thông thường, ban kiểm soát chỉ dựa vào các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và chỉ tiếp cận những thông tin chung mà doanh nghiệp cung cấp cho họ. Do đó, việc này ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của ban kiểm soát.

Kết luận Chương 2:

Luật pháp Việt Nam có những quy định bắt buộc về việc thành lập Ban kiểm soát ở các công ty cổ phần. Với các chức năng được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ của công ty cổ phần, Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính cũng như thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cơ bản về tổ chức, thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, những quy định về cung cấp thông tin, vấn đề thù lao và những quy định nhằm đảm bảo sự độc lập của Ban kiểm soát còn chưa phù hợp và đầy đủ.

Hơn nữa, trên thực tế, Ban kiểm soát thực thi quyền hành của mình còn rất hạn chế; hoạt động của Ban kiểm soát trong một số công ty thậm chí còn chưa được xác định đúng như luật định. Có không ít doanh nghiệp còn nhầm Ban kiểm soát như một công cụ thanh, kiểm tra của Hội đồng quản trị. Do vậy, trong hoạt động, Ban kiểm soát thường mới chỉ thực hiện được những yêu cầu, đề nghị của Hội đồng quản trị, chưa thực sự khẳng định được tính độc lập trong quá trình thực thi.

Bên cạnh đó, với đặc thù của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, cùng với trình độ chuyên môn của Ban kiểm soát còn hạn chế, Ban kiểm soát hoạt động thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính chủ động, không độc lập và bản thân Ban kiểm soát chưa nhận thức, xác định được vai trò của mình là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động của Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần ở Việt Nam còn mang tính hình thức, kém hiệu quả.

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG QUẢN TRỊ NỘI

BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)