Thẩm quyền của Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 45)

Theo quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2005, Ban kiểm soát có những quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty;

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty và các báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị;

- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên;

- Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp; - Thực hiện thanh tra các vấn đề theo yêu cầu của cổ đông hoặc một nhóm

các cổ đông;

- Kiến nghị cho Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sử đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

- Khi phát hiện có thành viên của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Ban kiểm soát có quyền triệu tập việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường [21, Điều 97.3.d] hay họp Hội đồng quản trị [21, Điều 112.4.a]. Các thành viên của Ban kiểm soát có thể tham gia tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị [21, Điều 112.7].

Bên cạnh đó, Ban kiểm soát có quyền được cung cấp các thông tin như sau[21, Điều 124]:

- Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị; - Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc

các tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị;

- Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và các địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.

Kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị và gửi Ban kiểm soát các báo cáo và tài liệu đánh giá sau đây trước khi khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên ít nhất 30 ngày, trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác [21, Điều 128.1]:

- Báo cáo tình hình kinh doanh của công ty; - Báo cáo tài chính;

- Báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty.

Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết còn quy định thêm rằng Ban kiểm soát có những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể (theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quyền hạn trách nhiệm này được giao cho Ủy ban Kiểm toán của Hội đồng quản trị đảm nhiệm), như sau [3, Điều 37.1]:

- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm kiểm toán độc lập;

- Thảo luận với kiểm toán độc lập về tính chất và phạm vi trước khi bắt đầu việc kiểm toán;

- Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết;

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị;

- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc;

- Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi từ bộ máy điều hành của công ty;

- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi từ bộ máy điều hành của công ty.

Một phần của tài liệu Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 45)