Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 102)

Để các quy định của pháp luật ĐDSH nói chung và Luật ĐDSH năm 2008 nói riêng sớm đi vào cuộc sống, cần tiến hành khẩn trương các hoạt động hỗ trợ khác như:

Cần kiên trì, liên tục tổ chức truy quét các đối tượng phá rừng trái phép. Nghiêm túc, tích cực thực hiện Chỉ thị số 286, 287/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ (trước đây) và Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp bảo vệ phát triển rừng để phát động phong trào thi đua bảo vệ rừng nhằm đẩy lùi được tệ nạn phá rừng tự nhiên cũng như rừng trồng.

Thời tiết diễn biến có phức tạp, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên cần được bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, hoặc khi có một vài điểm cháy nhỏ lẻ cần được dập tắt kịp thời.

Tuy nhiên, ngoài việc tuyên truyền vận động quần chúng về ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, VQG Pù Mát cũng cần từng bước đã tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lí bảo tồn. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải thực sự nghiêm minh, có hiệu quả giáo dục răn đe để ý thức chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được nâng lên.

Bên cạnh đó cần tiến hành nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc khai thác và sử dụng bền vững các giá trị của ĐDSH, đặc biệt trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và y tế. Khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các tri thức bản địa trong việc sử dụng và bảo tồn ĐDSH, đồng thời Khuyến khích các cộng đồng xây dựng và thực hiện những quy ước chung nhằm bảo vệ ĐDSH tại địa phương.

Ngoài ra, Ban Quản lý VQG Pù Mát còn cần lồng ghép các các giải pháp khác góp phần quan trọng thúc đẩy công tác bảo tồn và phát triển vườn như làm tốt công tác hợp tác quốc tế; từng bước có giải pháp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt ở các sâu vùng xa; có kế hoạch đào tạo nguồn lực; tổ chức xây dựng và giáo dục lực lượng có phẩm chất đạo đức, yêu rừng, yêu nghề đối với sự nghiệp bảo tồn; làm tốt công tác chính sách xã hội trên địa bàn; đặc biệt luôn

luôn coi trọng công tác phối hợp cấp uỷ, chính quyền và các ngành hữu quan bảo đảm

nguyên tắc lấy dân làm gốc để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển Vườn theo

đúng định hướng và những mục tiêu đề ra.

Kết luận Chƣơng 3:

Nhìn chung, để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi cần có sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành và đặc biệt là cộng đồng dân cư trong khu vực, nâng cao sinh kế và nhận thức cộng đồng, có như vậy công tác bảo tồn đa dạng sinh học mới mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hiện trạng ĐDSH tại Việt Nam đang có những biến đổi không ngừng theo chiều hướng xấu, đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn và những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH nói riêng. Theo đó, hệ thống pháp luật về ĐDSH có vai trò rất quan trọng cùng với những công cụ quản lý hành chính Nhà nước, công cụ kinh tế, giải pháp xã hội,… Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề đưa ra những quan điểm, chính sách và đường lối chung cho việc bảo tồn ĐDSH, được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, với một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐDSH còn non trẻ và gặp nhiều thách thức như hiện nay, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc hoàn thiện pháp luật theo hướng minh bạch hóa, công khai, phù hợp với luật và thông lệ quốc tế và học hỏi các kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và quốc tế để có thể giữ gìn và phát triển bền vững hệ thống ĐDSH.

Bên cạnh đó, cùng với mong muốn góp phần bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát thông qua sự nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật bảo tồn ĐDSH trong thực tế bằng việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện pháp luật, cùng với một số giải pháp bổ trợ, tác giả hi vọng Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa góp phần để VQG Pù Mát phát huy được

tiềm năng về ĐDSH và đồng thời sẽ là điểm đến du lịch sinh thái của du khách trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách

Đỏ ViệtNam,phần I- động vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách

Đỏ ViệtNam,phần II- thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), Thông

tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 quy định tiêu chí

xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, Hà

Nội.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), Chuyên đề Đa dạng sinh học và bảo tồn, Hà

Nội.

5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia-

Chuyên đề ĐDSH, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia-

Chuyên đề ĐDSH, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học, Hà

Nội.

8. Bộ Tài nguyên và môi trường, Tổng cục môi trường (2009), Báo cáo quốc gia lần

thứ 4, thực hiện công ước đa dạng sinh học, Hà Nội.

9. Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải (2008), Hiện trạng và suy thoái đa dạng sinh học ở

10.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định số 11/2002/NĐ-Cp ngày 22/1/2002 về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài

động vật, thực vật hoang dã, Hà Nội

11.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày

23/9/2003 về quản lý, bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước, Hà Nội.

12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày

30/3/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.

13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày

11/6/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật ĐDSH, Hà Nội.

14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày

14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường, Hà Nội.

15. Phạm Anh Cường, Ngô Xuân Quý (2011), Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học

năm 2011, Hà Nội.

16. Nguyễn Huy Dũng, Võ Văn Dũng (2007), Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam-

mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC), Hội thảo

chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững tháng 5, 2007, Hà Nội.

17. Đặng Thị Thu Hải (2006), Luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, luận văn thạc

sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Trần Hương (2013), “Mô hình thành công của công tác bảo tồn đa dạng sinh học

tại Costa Rica”, Tạp chí Môi trường tháng 05/2013.

19. Đặng Huy Huỳnh (2013), Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa

dạng sinh học, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

20. IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

21. Trần Thế Liên (2006), Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống

rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học

22. Huỳnh Thị Mai (2008), “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 133.

23. Nguyễn Thanh Nhàn (2000), Nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát,

Nghệ An.

24. Trương Hồng Quang (2009), Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp

luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp,

Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Thủy sản, NXB.

Hồng Đức, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát

triển rừng, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh 15/

2004/PL-UBTVQH về giống cây trồng, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh 15/

2004/PL-UBTVQH về giống vật nuôi, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi

trường, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật đa dạng sinh

học, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ Luật Hình sự,,

NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

32. Phạm Bình Quyền và NNK (2012), Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn, Nxb Tài

nguyên, môi trường và bản đồ, Hà Nội.

33. Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học (1998), Nguyên nhân sâu xa của sự mất

ĐDSH ở Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc, Cục Môi trường - Bộ

KHCN và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

34.Nguyễn Văn Tài (2008), “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn

tại trước khi có Luật Đa dạng sinh học”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 133.

35. Nguyễn Nghĩa Thìn (2011), Đa dạng hệ thực vật trên núi đá vôi ở VQG Pù Mát,

36. Phạm Quang Tùng (2012), Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi

phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, Đại học Lâm

nghiệp.

37. Vườn quốc gia Pù Mát (2013), Báo cáo Vườn quốc gia Pù Mát – 15 năm xây dựng

và phát triển, Nghệ An.

Các website:

38. http://baodantoc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1110:vung- loi-vn-quc-gia-pumat, truy cập ngày 18/6/2014.

39.http://birdlifeindochina.org/birdlife/source_book/pdf/Bac%20Trung%20Bo/Pu%20 Mat.p, truy cập ngày 18/6/2014.

40.http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=16 ,

Giới thiệu về Luật Đa dạng sinh học, Vụ giáo dục phổ biến pháp luật Bộ Tư pháp – Viện chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường Bộ Tài nguyên Môi trường, truy cập ngày 18/6/2014.

41. http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/luat/danh-gia-thuc-trang-phap-luat- ve-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-o-nuoc-ta-1.html, Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, truy cập ngày 18/6/2014.

42. http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/luat/thuc-trang-phap-luat-da-dang- sinh-hoc-cua-viet-nam-va-phuong-huong-hoan-thien.html, Thực trạng pháp luật đa dạng sinh học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện, truy cập ngày 18/6/2014.

43. http://pumat.vn/Đadạngsinhhọc/Hệđộngvật.aspx, truy cập ngày 18/6/2014.

44. http://pumat.vn/Đadạngsinhhọc/Hệthựcvật.aspx, truy cập ngày 18/6/2014.

45. http://pumat.vn/Đadạngsinhhọc/Kháiquát.aspx,, truy cập ngày 18/6/2014.

46.http://www.pumat.vn/Th%C3%B4ngtingi%E1%BB%9Bithi%E1%BB%87u/%C4

%90i%E1%BB%81uki%E1%BB%87nkinht%E1%BA%BFx%C3%A3h%E1%BB %99i.aspx, truy cập ngày 21/7/2014.

47. http://vietnamnet.vn/khoahoc/hoso/2004/02/52513/, truy cập ngày 21/7/2014.

48.http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_v%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu% E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam, truy cập ngày 21/7/2014.

49. http://vea.gov.vn/vn/hoptacquocte/conguoc/Pages/default.aspx, truy cập ngày 21/7/2014.

50. http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/So-

6/Sa_mu_dau_loai_cay_quy_hiem_can_duoc_nghien_cuu_va_bao_ve_tai_Vuon_ quoc_gia_Pu_Mat/, truy cập ngày 21/7/2014.

51. http://www.tinmoitruong.vn/phap-ly/bay-van-de-can-hoan-thien-va-bo-sung-cua- luat-da-dang-sinh-hoc_48_25965_1.html, truy cập ngày 21/7/2014.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)