Nguyên nhân hạn chế việc áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạngsinhhọc tại Vườn

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 89)

học tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

2.4.3.1 Nguyên nhân chung

Trước khi Luật ĐDSH năm 2008 được ban hành, việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến ĐDSH còn nhiều bất cập và không có tính khả thi cao. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân lớn là các quy định pháp luật về ĐDSH còn chưa được thống nhất trong một hành lang pháp lý chung, còn thiếu nhiều quy định quan trọng và hơn hết, các quy định còn chung chung, mâu thuẫn với các văn bản khác. Do đó, khả năng thi hành chưa cao là điều tất yếu thể hiện qua thực tiễn hiện trạng ĐDSH bị suy thoái cao trong thời gian qua [24, tr24].

Luật ĐDSH năm 2008 có hiệu lực thi hành đã mở ra những hi vọng mới cho việc thực thi pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay Luật đã bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Thông qua các quy định hiện hành cũng như những đánh giá của giới chuyên môn, ta có thể thấy những vấn đề sau:

Thứ nhất, bản thân từ chính quyền đến người dân còn mơ hồ về những nội dung

của pháp luật về bảo tồn ĐDSH [24, tr24]. Có thể nhận định rằng đa số người dân Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung cũng như bảo tồn

ĐDSH. Để Luật ĐDSH thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn còn cả một quá trình dài với

nhiều việc phải làm. Vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của con người về vấn đề ĐDSH. Trước hết, phải là từ các cấp lãnh đạo Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhận thức về vấn đề này “còn rất mơ hồ”, trong khi đó thì công tác vận động, tuyên truyền và giáo dục đối với người dân còn rất yếu [24]. Đơn cử như tại Chương 3, Điều 30 luật quy định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn. Đây là một quy định liên quan hết sức thiết thực đối với những

người sinh sống thuộc khu vực này. Tuy nhiên, để những người dân, thậm chí cả chính quyền địa phương hiểu và thực thi theo đúng Luật cần phải có rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Thứ hai, nhận thức của các cấp chính quyền hiện nay về yếu tố con người trong

việc bảo tồn, phát triển ĐDSH còn chưa cao [24, tr25]. Quy định của pháp luật chặt chẽ, đúng đắn là điều kiện đầu tiên nhưng nếu thiếu nguồn lực con người, hay con người thiếu trình độ thì những quy định đó có “hay” đến đâu cũng khó mà được thực thi trong thực tế. Hơn nữa, với vấn đề ĐDSH là một lĩnh vực lớn và phức tạp, xen lẫn các nội dung ở các khu vực địa lý khác nhau cho nên nguồn lực con người rất quan trọng, nhất là người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay có thể nhận thấy công tác vận động, tuyên truyền và giáo dục của chúng ta đối với nhân dân đang rất yếu gây ảnh hưởng lớn đến việc thực thi pháp luật ĐDSH.

Thứ ba, hiện nay một số nội dung quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH nói

chung và Luật ĐDSH nói riêng bộc lộ một số hạn chế nhất định cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế.

Thứ tư, hoạt động quản lý bảo tồn ĐDSH còn tồn tại một số bất cập như sau [24,

tr26 - tr27]:

Một là, hiệu quả thực thi pháp luật cũng như quản lý của các cơ quan quản lý

hoạt động bảo tồn ĐDSH còn chưa cao.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, môi trường... Đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH, bên cạnh các cơ quan điều tiết ngành, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ này là Cục Bảo tồn ĐDSH (thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên, cơ quan này mới được thành lập vài năm trở lại đây cho nên những kết quả đạt được cũng như nội dung, quy mô hoạt động trong lĩnh vực nào còn khiêm tốn, chưa rộng, chưa sâu và chưa phổ biến rộng rãi.

Hai là, quy hoạch đối với công tác bảo tồn ĐDSH nói chung và các vấn đề của ĐDSH nói riêng còn chưa toàn diện, đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, sự phát triển tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và bền vững trong toàn quốc và ở từng địa phương.

Ba là, hiện nay cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc bảo tồn ĐDSH

còn khá rời rạc, nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất và đôi khi còn chồng chéo. Nguyên nhân

của vấn đề này xuất phát từ các lý do: ĐDSH là một vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, thành tố của môi trường; thiếu các văn bản liên ngành điều chỉnh việc phối hợp hoạt động bảo tồn ĐDSH.

Với những bất cập như trên đã đặt ra những thách thức, khó khăn cho việc thực thi pháp luật về ĐDSH trong thời gian tới. Bởi vậy, việc nhanh chóng hoàn thiện pháp luật cũng như cơ chế quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH là điều hết sức cần thiết để góp phần đưa Luật ĐDSH và các văn bản liên quan thực sự đi vào cuộc sống [24, tr29].

2.4.3.2 Nguyên nhân cụ thể

Một là các địa phương trong khu vực VQG Pù Mát đều có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, kém phát triển. VQG Pù Mát nằm trên địa bàn ba huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương (trong đó, chủ yếu ở địa bàn huyện Con Cuông), đây là ba huyện miền núi của tỉnh Nghệ An có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế kém phát triển, cộng đồng dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, Dân tộc Thái có dân số đông nhất (chiếm 66,89%). Tổng dân số 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu. Phần lớn dân cư phân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5 xã thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ) còn lại thuộc 4 xã của huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu, 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3 - 6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng [46]. Lực lượng lao động ở địa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu. Phần lớn là các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, dịch vụ. Việc dư thừa lao động, đời sống khó khăn khiến người dân đã vào VQG Pù Mát để khai thác lâm sản.Từ lâu đời

cuộc sống đồng bào dân tộc ở đây chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, cây thuốc...cho nhân dân trong vùng từ khi VQG được thành lập, các hoạt động phát rẫy không còn. Nhưng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng vẫn còn phổ biến, các hoạt động của người dân ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và cảnh quan gồm: Phát rẫy làm nương gây cháy rừng; Khai thác gỗ, củi trái phép; Săn bắt cá bằng mìn, điện, chất độc trên sông suối phá huỷ môi trường, huỷ diệt hệ thống động vật thuỷ sinh; Chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng; Các hoạt động khai thác lâm sản khác như: Lấy Trầm hương, măng, cây thuốc, mật ong, lấy nứa, cây cảnh...

Hai là địa bàn lâm phần được giao quản lý rộng, địa hình phức tạp khó khăn trong việc tuần tra, kiểm tra; phương tiện, thiết bị còn thiếu thốn, kinh phí phục vụ cho việc tuần tra rừng , kiểm tra sâu trong rừng còn quá eo hẹp và có thể nói là không có , khó khăn cho đời sống và công tác của cán bộ kiểm lâm [37].

Ba là kinh phí đầu tư cho các hoạt động về nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường là quá ít hoặc không có; không đủ lực để thực hiện các hoạt động mang tính chiến lược phát triển lâu dài của Vườn. Các hoạt động vì thế trở nên manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu tính toàn diện, thiếu hiệu quả [37].

Bốn là cấp ủy, Chính quyền một số địa phương xã và đặc biệt là một số bản còn thiếu sự cương quyết trong công tác quản lý rừng, chưa thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/QĐ-TTg trên địa bàn [37].

Năm là đời sống vật chất của những n gười làm công tác bảo tồn thiên nhiên quá vất vả, thiếu thốn, trong môi trường làm viê ̣c nguy hiểm, nguy cơ rủi ro cao [37].

Kết luận Chƣơng 2:

Chương 2 của Luận văn đã phân tích, đánh giá về quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH của Việt Nam hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng tại VQG Pù Mát. Nhìn chung hệ thống pháp luật về ĐDSH của Việt Nam chưa thực sự thống nhất, còn bộc lộ những bất cập, hạn chế. Xét một cách toàn diện, muốn giải quyết các vấn đề của bảo

tồn ĐDSH của Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH phải đặt lên hàng đầu, phải coi là nhân tố then chốt của các chính sách phát triển. Bên cạnh đó, việc tìm ra những nguyên nhân cụ thể gây hạn chế hiệu quả thực thi của pháp luật về bảo tồn ĐDSH trong thực tiễn cũng hết sức cần thiết, để nhìn nhận những mặt yếu kém trong pháp luật cũng như trong thực thi và tìm ra những phương hướng cho giai đoạn tiếp theo.

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)