2.4.1.1 Lịch sử hình thành
Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã quyết định thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía tây nam tỉnh Nghệ An: Khu BTTN Anh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500 ha và Khu BTTN Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7.000 ha. Hai khu bảo tồn trên sau này được kết hợp làm một để thành lập Khu BTTN Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương.
Ngày 21/11/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên khu Pù Mát, tỉnh Nghệ An, do EU tài trợ. Ngày 21/5/1997, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 2150/QĐ-UB về việc thành lập Khu BTTN Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An.
Kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 2000, đề xuất chuyển hạng mục quản lý rừng đặc dụng từ khu BTTN thành VQG. Bản kế hoạch đầu tư được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 20/06/2000 theo Quyết định số 2113/QĐ-UB và được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt ngày 26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN-KH. Ngày 8/11/2001, Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn quốc gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích Vườn quốc gia là 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 ha, vùng đệm có diện tích 86.000 ha. Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, trong khi kế hoạch quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An [23], [45]. Pù Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 91.113 ha [37]. Tháng 11/2007 Vườn quốc gia Pù Mát được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
2.4.1.2 Địa hình và thủy văn
VQG Pù Mát nằm ở phía bắc dãy Trường Sơn với diện tích là 91.113 ha.Tọa độ từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông. Độ cao của Pù Mát dao động trong khoảng 200 đến 1841 m, mặc dù 90% diện tích nằm ở độ cao dưới 1000 m. Đỉnh cao nhất nằm ở phía nam Pù Mát trên dãy núi nằm giữa biên giới Việt Nam - Lào. Nhiều thung lũng có sườn dốc chạy vuông góc với dãy dông cao hình thành nên hàng loạt các dãy núi nhỏ chạy theo hướng bắc – nam [23], [45]. Địa hình dốc hiểm trở ở hầu VQG Pù Mát đã cản trở việc chặt phá rừng trên quy mô lớn và vận chuyển gỗ lậu qua các con sông. Pù Mát nằm trong lưu vực của 4 sông chính là Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choang và Khe Khẳng. Cả bốn con sông này đều đổ vào sông Cả chảy từ hướng tây sang đông qua một vùng thung lũng rộng ở phía bắc VQG.
2.4.1.3 Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Pù Mát
Trong khuôn khổ của dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ với tên gọi "Lâm
nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên tỉnh Nghệ An" (SFNC), hàng loạt đợt điều tra cơ
bản về đa dạng sinh học đã được tiến hành tại Vườn quốc gia Pù Mát trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2004 [37].
Thứ nhất, về thực vật:
Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, hiện tại đã xác định được có 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó có 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt; chiếm 2,81% tổng số loài của khu hệ [44].
Các kiểu thảm thực vật của Vườn quốc gia Pù Mát:
Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới chiếm 29%. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21% Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%
Qua các dẫn liệu cho thấy, Pù Mát có đủ sự đa dạng, phong phú về giá trị nguồn gen thực vật của một Vườn quốc gia ở Việt Nam.
Bước đầu ghi nhận được Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả trong bảng 2.1 cho ta thấy khu hệ thực vật Vườn quốc gia Pù Mát phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc
lan (Magnoliophyta) chiếm 92,91%. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa
lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu di cư xuống với các loài
đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật
Malaysia - Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India - Myanmar từ phía Tây di cư sang với các
đại diện thuộc họ Tử vi (Lythraceae), Bàng (Combretaceae). Đặc biệt, ở Vườn quốc
gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất [44].
Bảng 2.1 Danh mục thực vật có mạch ở Vƣờn quốc gia Pù Mát
Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Ngành lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 7 Ngành Mộc Tặc (Equicetophyta) 1 1 1 Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) 16 45 74 Ngành Thông (Pinophyta) 5 8 9 Ngành Ngọc Lan (Magnoliophytal) 13 5 7 54 05 12 Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) 11 5 46 3 10 51 Lớp Hành (Liliopsida) 20 86 15 4 Tổng cộng 16 0 60 7 12 97
Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong số 1.297 loài đã được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó: 1 loài cấp (E), 12 loài sắp nguy cấp (V), 9 loài hiếm (R), 3 loài bị đe doạ (T) và 12 loài biết không chính xác. Có 20 loài được liệt kê trong Danh mục Đỏ của IUCN (2002) và gồm 1 loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp R.
Thứ hai, về động vật:
Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thống kê được 1121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, ... Con số thống kê này đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có tính đa dạng sinh học cao (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2 Danh mục động vật ở Vƣờn quốc gia Pù Mát
Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 11 30 132 Chim 14 49 361 Bò sát 2 15 53 Lưỡng cư 2 6 33 Cá 5 19 83 Bướm ngày 1 11 365 Bướm đêm 1 2 94 Cộng 36 132 1121
(Nguồn: Báo cáo Vườn Quốc gia Pù Mát – 15 năm xây dựng và phát triển)
Trong đó:
Thú: 132 loài, thuộc 11 bộ và 30 họ gồm 42 loài thú lớn, 39 loài dơi và 51 loài thú nhỏ. Theo danh lục IUCN (2007) tổng số có 93 loài. Tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa... 42 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (RBD 2007),(bảng 2.3)
Chim: 361 loài thuộc 49 họ và 14 bộ bao gồm cả chim bản địa và chim di cư. Trong số này có 287 loài nằm trong danh lục IUCN (2007) (bảng 2.4)
Tiêu biểu có các loài Trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền... Hai quần thể Trĩ sao và Hồng hoàng, Niệc cổ hung được xem có tầm quan trong cao mang tính quốc tế, và các quần thể của các loài khác như Diều cá bé cũng có thể có tầm quan trong bảo tồn quốc gia.
Lưỡng cư và bò sát:
Tổng cộng có 86 loài. Cụ thể có: 33 loài Lưỡng cư và 53 loài Bò sát (trong đó có 16 loài Rùa, 12 loài Tắc kè, Kỳ đà, 25 loài rắn).
Trong đó:
Lưỡng cư có 23 loài nằm trong danh lục IUCN 2007 (bảng 2.4) 3 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007)(bảng 2.3)
Bò sát có 17 loài nằm trong danh lục IUCN 2007 (xem bảng 2.4) 20 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) (bảng 2.3)
Tiêu biểu có các loài như Rùa Ba vạch, Rùa Núi viền, Rùa hộp trán vàng, rắn lục xanh, Rắn hổ chúa...
Cá: Có 83 loài thuộc 56 chi, 19 họ.
5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) (xem bảng 2.3) Tiêu biểu có các loài: Cá trình, Cá lăng, Cá mát, cá lấu...
Bướm: Tổng cộng có 459 loài bướm bao gồm: 365 loài bườm ngày, 94 loài bướm đêm (83 loài bướm sừng và 11 loài bướm Hoàng đế). Trong đó có 7 loài bướm ngày và 4 loài bướm đêm (bướm sừng) là những loài mới ở Việt Nam. Ngoài ra còn có 3 loài bướm ngày nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) được xếp hạng ở mức VU (Sẽ nguy cấp).
Kiến: Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại Vườn quốc gia Pù Mát. Tuy nhiên, tên cụ thể của các loài kiến hiện đang chờ giám định.
Côn trùng: Tổng cộng hiện đã xác định được 1084 loài thuộc 64 họ, của 7 bộ. Trong đó có 71 loài đặc hữu.
Như vậy, Vườn quốc gia Pù Mát có tổng số loài động vật quý hiếm nằm trong danh lục IUCN (2007) là 420 loài [44].
Bảng 2.3 Nhóm động vật quý hiếm ở Vƣờn quốc gia Pù Mát
Lớp Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 Cộng
CR EN VU LR DD Thú 3 17 18 2 2 42 Chim 2 1 8 4 - 15 Bò sát 4 9 7 - - 20 Lưỡng cư - 1 2 - - 3 Cá - 1 4 - - 5 Cộng 9 29 39 6 2 85 Ghi chú:
CR: Rất nguy cấp (Critically Endangered) EN: Nguy cấp (Endangered)
VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable) LR: Ít nguy cấp (Lower risk)
DD: Thiếu dẫn liệu (Data deficient)
(Nguồn: Báo cáo Vườn Quốc gia Pù Mát – 15 năm xây dựng và phát triển)
Yếu tố đặc hữu của khu hệ chim và thú ở Vườn quốc gia Pù Mát cũng cao, có tới 12 loài (cho Việt Nam và Lào) trong số đó có những loài đặc trưng như Chào vao, Voọc đen, Sao la, Mang lớn, Mang Trường sơn, Chà vá chân nâu, Vượn Má vàng, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài [44]. Về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông dương. Điều đặc biệt quan trọng là quần thể một số loài chim và thú thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển nếu Vườn quốc gia
được quản lý và bảo vệ tốt đó là các loài Voi, Hổ, Sao La, Bò tót, Mang Trường Sơn, Thỏ vằn, Cầy Vằn, Gấu chó, Gấu ngựa, Trĩ sao [44].
Nhóm động vật quý hiếm. Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm Pù Mát khá cao, ít nhất đến nay có 85 loài đã ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 425 loài ở mức độ toàn cầu có trong danh lục đỏ của IUCN 2006 (xem bảng 2.3).
Bảng 2.4 Nhóm động vật quý hiếm tại Pù Mát (theo danh lục IUCN 2007) Lớp IUCN 2007 Cộng CR EN VU NT LC DD Thú 1 4 12 7 64 5 93 Chim - - 3 7 277 - 287 Bò sát 2 9 4 2 - - 17 Lưỡng cư 2 20 1 23 Cộng 3 13 19 18 361 6 420
Ghi chú: CR: Rất nguy cấp(Critically Endangered)
EN: Nguy cấp(Endangered) VU: Sẽ nguy cấp(Vulnerable)
NT: Sắp bị đe dọa (Near Threatened)
LC: Ít quan tâm (Least Concern) DD: Thiếu dẫn liệu (Data deficient)
(Nguồn: Báo cáo Vườn Quốc gia Pù Mát – 15 năm xây dựng và phát triển) 2.3.1.4 Tình hình suy thoái đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Pù Mát
Hiện nay vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Pù Mát cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.
Thứ nhất, đó là việc săn bắt, buôn bán các loại động vật hoang dã trái phép đã
làm giảm số lượng của nhiều loài động vật ở nơi đây,đặc biệt là Sao la (Pseudoryx
Vũ Quang, Hà Tĩnh (1992) và được chụp ảnh lần đầu tiên trong tự nhiên tại Pù Mát vào tháng 10/1998[37].
Từ năm 1999-2004, dù đã thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát hiện trường, kể cả đặt bẫy ảnh, nhưng càng về sau thông tin của Sao la càng ít dần. Loài Sao la có nguy cơ tuyệt chủng bất chấp cả khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký hiệp định chia sẻ thông tin chống lại nạn săn bắn và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã từ tháng 12/2005 [45].
Thứ hai, việc khai thác gỗ trái phép tuy diễn ra với quy mô nhỏ nhưng rất tinh vi vẫn đang diễn ra dọc theo các thung lũng bờ sông trong VQG. Tại một số khu vực hoạt động khai thác gỗ lậu đang làm thay đổi cấu trúc rừng và đe dọa nghiêm trọng quần thể của một số loài cây gỗ quan trọng, kể cả các loài bị đe dọa tuyệt chủng trên
toàn cầu như Pơ-mu Fokienia hodginsii và các loài cây gỗ họ Dầu Dipterocarpaceae.
Việc khai thác Song mây và Phong lan cũng đe dọa xóa sổ các loài này trong Vườn quốc gia.
Một mối đe dọa khác đến đa dạng sinh học ở VQG Pù Mát là hoạt động phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương. Phá rừng làm nương rẫy thực sự nghiêm trọng ở phía phân khu Khe Khặng của VQG. Mặc dù Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế như dự án giao khoán đất rừng, dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, dự án đầu nguồn sông Cả, dự án giãn dân…nhưng ở nhiều vùng sâu, vùng xa do nhận thức của người dân còn kém và đời sống còn quá nhiều khó khăn nên việc đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn đang tồn tại.
Hoạt động khai thác vàng trái phép đang được nhân rộng cũng là nhân tố góp phần đe dọa đa dạng sinh hoc ở VQG Pù Mát. Việc đào vàng chủ yếu được dân cư sống bên ngoài khu vực vùng đệm VQG tiến hành và chủ yếu tập trung dọc theo Khe Thơi phía Tây Bắc. Hoạt động khai thác vàng đã làm thay đổi cấu trúc hình dáng của bờ sông suối và gây ra sạt lở, tăng lượng trầm tích trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều loại động vật [37].