Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)

Nội dung của công tác quản lý chất lượng khảo sát của chủ đầu tư bao gồm: a) Chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng kể cả trong trường hợp khảo sát bổ sung theo đề nghị của các nhà thầu thiết kế, khảo sát xây dựng, thi công xây dụng và chịu trách nhiêm trước pháp luật về quyết định của mình:

- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt theo [Khoản 1 điều 8] thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

b) Chủ đầu tư phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập kể cả trong các trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.

c) Chủ đầu tư phải thực hiện giám sát khảo sát xây dựng

- Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Chủ đầu tư cử người có chuyên môn phù hợp với loại hình công tác KSXD để giám sát công tác KSXD. - Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng bảo gồm:

xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;

+ Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng. Khi nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài hiện trường và nghiệm thu hoàn thành khảo sát ngoài hiện trương thì phải lập biên bản theo mẫu quy định tại [phụ lục số 1 và phụ lục số 2] của Thông tư 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình. d) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu khảo sát phải tự giám sát xây dựng bao gồm:

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;

- Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng. e) Chủ đầu tư phải nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng

- Khi nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào: Hợp đồng khảo sát xây dựng; nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng và Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát gồm: Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng; đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng ; khối lượng khảo sát xây dựng; tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; khối lượng khảo sát; quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát; phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát; đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo.

- Nội dung nghiệm thu bao gồm: Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả xây dựng; nghiệm thu khối lượng

công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết.

- Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình); thành phần trực tiếp nghiệm thu (ghi rõ tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình); Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát, khảo sát xây dựng); thời gian và địa điểm nghiệm thu; căn cứ nghiệm thu; đánh giá kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương án khảo sát đã được phê duyệt; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng; yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu có).

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thi báo cáo kết quả kháo sát xây dựng.

- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát; bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai; sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về KSXD không phù hợp với các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)