Thủ tục, trình tự xây dựng cơ bản trong lĩnh vực tư vấn thiết kế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

Như chương một đã nêu, phần lớn những điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án, các sự cố gây mất an toàn khi vận hành máy bơm đều liên quan đến công tác tư vấn thiết kế, vì vậy để đảm bảo CTXD được an toàn, đạt hiệu quả cao trước hết phải đảm bảo chất lượng tư vấn thiết kế.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng.

Theo nghị định 15/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về QLCLCTXD, hoạt động về QLCLCTXD xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình.

Quy định chung theo tinh thần của nghị định 15/2013/NĐ-CP như sau: 2.1.1.Nguyên tắc chung trong QLCLCTXD trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP

- Công tác KS, TK, TCXDCT phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận;

- Công trình, hạng mục CT chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của TK, QC, TC áp dụng cho công trình, CDKT và các yêu cầu khác của CĐT theo nội dung của hợp đồng và quy định của PL có liên quan. - Tổ chức, cá nhân khi tham gia HĐXD phải có đủ ĐKNL phù hợp với công việc thực hiện, có HTQLCL và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện.

Như vậy, các chủ thể tham gia HĐXD phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.

CĐT có trách nhiệm tổ chức QLCL phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, khác với quan điểm CĐT chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công trình như trước đây.

- Người QĐĐT có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện QLCL CTXD của CĐT và các NT;

- Cơ quan QLNN về xây dựng có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn, kiểm tra công tác QLCL của các tổ chức, cá nhân tham gia XDCT;

+ Kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; + Kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng CTXD.

2.1.2.Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc áp dụng;

- Tiêu chuẩn được áp dụng tự nguyện ngoại trừ các tiêu chuẩn viện dẫn trong Quy chuẩn hoặc quy định phải áp dụng tại các VBQPPL;

- Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu phải được người QĐĐT phê duyệt;

Khi áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, phải có bản gốc tiêu chuẩn kèm theo bản dịch tiếng Việt cho phần nội dung sử dụng.

2.1.3.Phân cấp các loại công trình xây dựng

- Xác định trên cơ sở quy mô, công suất và tầm quan trọng;

- Xác định trên cơ sở yêu cầu về độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có);

Cấp công trình được chọn theo cấp cao nhất được xác định nêu trên.

- Cấp công trình được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình độc lập trong dự án đầu tư xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)