2.2.1.1.Mục đích
Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ thiết kế. Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát phục vụ cho hoạt động xây dựng.
Để xây dựng công trình có chất lượng cao đồng thời thỏa mãn điều điện thời gian xây dựng ngắn, chi phí lao động, vật tư tiền vốn ít thì việc thiết kế công trình phải tiến hành trên cơ sở khảo sát xây dựng kỹ lưỡng, trên cơ sở áp dụng các phương pháp tính toán hiện đại cũng như các phương pháp thi công tiên tiến.
Mục đích của công tác khảo sát trong các bước thiết kế:
a) Khảo sát để lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là thu thập những tài liệu cần thiết để sơ bộ đánh giá sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí, quy mô công trình và ước toán tổng mức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
b) Khảo sát và lập thiết kế cơ sở phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình là thu thập những tài liệu đê xác định sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, quy mô công trình, lựa chọn phương án công trình tối ưu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý, tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt KT - XH của dự án.
c) Khảo sát để lập Thiết kế kỹ thuật là thu nhập những tài liệu cần thiết trên phương án công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự án đầu tư xây dựng công trình) để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, dự toán công trình cũng như lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu hay chỉ định thầu.
d) Khảo sát để lập Thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện để phục vụ cho thi công các công trình theo các phương án công trình đã được duyệt khi thiết kế kỹ thuật và đấu thầu xây dựng hoặc phục vụ cho việc lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp thiết kế một bước.
Các giai đoạn khảo sát thiết kế và lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.2.1.2. Chất lượng của công tác khảo sát trong xây dựng.
Chất lượng của công tác khảo sát được thể hiện ở các điểm sau:
- Phản ánh trung thực, khách quan, đáp ứng được các nọi dung, yêu cầu cần khảo sát.
- Tuân thủ nghiêm túc các văn bản, TCVN, quy chuẩn hiện hành Kế hoạch, quy hoạch xây dựng của nhà nước
Khảo sát – Thiết kế Chủ đầu tư(bên A) Thẩm định – phê duyệt
Nghiên cứu lập báo cáo đầu tư XDCT
Báo cáo đầu tư XDCT
Giấy phép đầu tư XDCT Khảo sát và lập thiết kế cơ sở Dự án đầu tư XDCB Quyết định đầu tư
Khảo sát và lập TKKT TKKT được duyệt Khảo sát và lập TK BV TC TK BV TC được duyệt Khảo sát và lập TK BV TC TK BV TC được duyệt Khảo sát và lập
TK BV TC
Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư XDCT
Quyết định đầu tư Chỉ trình tự bắt buộc
Chỉ trình tự có thể (trường hợp này hoặc trường hợp kia)
TK KT: Thiết kế kỹ thuật.
+ Văn bản khảo sát:
1) Luật xây dựng [Điều: 46, 47, 48, 49, 50, 51]
2) Nghị định 209/2004/NĐ-CP Về quản lý chất lượng công trình xây dựng [Điều: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12]
3) Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng [Điều: 12, 13, 14, 15, 16]
4) Nghị định số 49/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng [Khoản 2, Điều 1]
5) Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai
6) Thông tư số 12/2008/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
7) Thông tư số 27/2009/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng [Điều 7]
8) Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng [Điều: 8, 9, 10, 11, 12]
9) Thông tư số 05/2011/TT-BXD quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng
10) Định mức dự toán xây dựng công trình- Phần Khảo sát công bố kèm theo văn bản số 1779/BXD-VP của Bộ Xây dựng (định mức cập nhật từ ĐM 24 cũ) +Tiêu chuẩn khảo sát:
1) TCVN 3972 :1985 Công tác trắc địa trong xây dựng.
2) TCVN 4119: 1985 Địa chất thủy văn - Thuật ngữ và định nghĩa. 3) TCVN 4419 : 1987 Quy trình khảo sát địa kỹ thuật.
4) TCXD 160 : 1987 Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc.
5)TCXD 161 : 1987 Công tác thăm dò diễn trong KSXD.
6) 96-TCN 42 : 90 Quy phạm đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 ( Phần trong nhà).
7) 96-TCN 43 : 90 Quy phạm đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 ( Phần ngoài trời ).
8) TCVN 184 : 1997 Nhà cao tầng- khảo sát địa kỹ thuật.
9) TCXD 203 : 1997 Nhà cao tầng: Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. 10) TCXD 271 : 2002 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
11) TCXDVN 309 : 2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu cầu chung.
12) 14TCN 145 : 2005 về hưỡng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế công trình thủy lợi.
13) TCXD 357 : 2005 Nhà và công trình dạng tháp - Quy trình quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa.
14) TCXDVN 194 : 2006 Nhà cao tầng-Công tác khảo sát địa kỹ thuật. 15) TCXDVN 364: 2006 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.
16) TCXDVN 366 : 2006 Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng trong vùng Karst.
- Bám sát được các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước cho vùng có công trình xây dựng.