Đối với công trình thủy công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh (Trang 30)

1.5.2.1.Những sự cố hư hỏng do thiết kế:

- Cửa lấy nước bị bồi thường gặp ở trạm bơm lấy nước ven sông Hồng. - Trạm bơm đặt xa sông lấy nước gây tốn kém kinh phí để nạo vét kênh. - Cửa lấy nước bị treo (mực nước BH quá thấp).

- Trạm bơm bị xói lở, bị ngập, bị treo. - Những nguyên nhân gây ra:

+ Tính toán sai chế độ thủy lực dòng chảy.

+ Thiên nhiên diễn biến ngày càng khó lường không theo quy luật, luồng lạch dẫn nước thay đổi theo thời gian.

1.5.2.2.Lún nền, gây gãy móng nhà trạm:

Những nguyên nhân gây ra.

+ Khi thiết kế các trạm bơm không tính lún, khi xảy ra lún mới tính kiểm tra hoặc chỉ tính lún của trạm bơm không tính lún của BX, BH. Gian tủ điện, gian điều hành là những bộ phận không xử lý nền hoặc xử lý nền chỉ bằng đệm cát nhất là các trạm bơm có địa chất rất xấu không xử lý nền triệt để.

+ Chưa tính đến ảnh hưởng của lớp đất đắp sau tường bên của BX.

+ Không xử lý bằng cùng một biện pháp tương xứng hoặc do sự cố kết của phần đất tiếp xúc với bộ phận công trình làm phát sinh lực nén tác động vào công trình.

+ Thiết kế biện pháp tiêu nước hố móng không thích hợp.

+ Thi công biện pháp tiêu nước hố móng không tốt, làm hỏng sự cố kết của đất nền công trình.

+ Thi công biện pháp xử lý nền chưa đảm bảo chất lượng và không theo đúng đồ án thiết, độ chối chưa đạt độ chối thiết kế.

1.5.2.3.Thấm nước mạnh vào tầng máy bơm:

Những nguyên nhân gây ra:

+ Thiết kế kết cấu phần dưới nước không đảm bảo khả năng chống thấm. + Thiết kế không có biện pháp chống thấm ở phía ngoài thành trạm bơm.

+ Thi công phần dưới nước của trạm và thực hiện biện pháp chống thấm không đảm bảo chất lượng.

1.5.3.Đối với máy bơm và các thiết bị điện.

1.5.3.1.Những hư hỏng thường gặp đối với các trạm bơm:

Các máy bơm thường được chế tạo từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các máy bơm nhiều lần đại tu sửa chữa, thay thế tại chỗ bánh xe công tác, các bạc đỡ, trục bơm và các thiết bị đóng cắt điện. Các thiết bị và chi tiết máy được thay thế

không đồng bộ, sản xuất trong nước dẫn đến thường xuyên có các sự cố về các chi tiết hoạt động như bánh xe công tác, gối đỡ, trục bơm, cánh hướng... gây ra hiện tượng gầm rú máy và độ rơ giữa các chi tiết lớn. Tại các ổ trục, nước bị rò rỉ lớn, khe hở giữa vành mòn và bánh xe công tác lớn do đó hiệu suất máy bơm giảm rất nhiều. Mặt khác, động cơ điện do sử dụng quá lâu dẫn đến chất cách điện giòn, bở, dễ gãy nên dẫn đến tình trạng hay xảy ra sự cố về điện và hiệu suất động cơ thấp. Các động cơ điện thường xuyên bị cháy các cuộn dây do hệ thống tủ điều khiển bảo vệ không an toàn.

1.5.3.2.Hư hỏng về hệ thống điều khiển, điện:

- Thiết bị đóng cắt công nghệ đã cũ và lạc hậu vì vậy khả năng cắt dòng kém, độ an toàn về điện không cao, khả năng bảo vệ và cắt khi có sự cố kém.

- Hiệu suất sử dụng của hệ thống thấp.

- Hiện nay, do các thiết bị cũ đã không còn được sản xuất nữa nên không có thiết bị đồng bộ để thay thế khi xẩy ra hỏng hóc, sự cố.

- Hệ thống đo lường và bảo vệ hiện tại được thiết kế và lắp đặt từ rất lâu, đã cũ và lạc hậu. Các thiết bị hầu hết không an toàn về điện, các số liệu đo lường không chính xác và không còn sử dụng được nữa.

- Tính năng bảo vệ của hệ thống kém, không an toàn cho thiết bị và con người trong quá trình làm việc và thao tác.

- Hệ thống tủ điều khiển: Các thiết bị đã cũ, cồng kềnh, không an toàn về điện. Người sử dụng khó giám sát và vận hành.

- Hệ thống tủ điện: Hệ thống tủ điện được thiết kế theo các kích thước của các thiết bị cũ không còn phù hợp với các thiết bị điện đời mới. Tủ điện được thiết kế cồng kềnh không đảm bảo mỹ quan và tiện lợi cho người vận hành. Cần thay mới lại toàn bộ hệ thống tủ điện cho phù hợp với các tiêu chuẩn của thiết bị điện đời mới.

Kết luận chương I

Trạm bơm cũng như các công trình thuỷ lợi khác chịu tác động mạnh của yếu tố tự nhiên nên trạm bơm là loại công trình rất phức tạp. Hơn nữa, công trình trạm bơm bao gồm nhiều thành phần hạng mục khác nhau: phần thuỷ công; phần cơ khí; phần điện cao, hạ thế. Do vậy có rất nhiều sự cố có thể xảy ra đối với các trạm bơm khác nhau. Trong chương này tác giả đã nêu lên những điều chỉnh thiết kế thường gặp và phân tích rõ nguyên nhân; các nguyên nhân có thể gây gây ra sự cố cho công trình trạm bơm: Thiếu nước bơm, thấm nước vào tầng máy, hỏng thiết bị máy bơm, hỏng thiết bị điều khiển…là những sự cố phần lớn liên quan đến công tác tư vấn thiết kế. Những sự cố đó với mục đích cảnh báo cho người thiết kế phải đặc biệt chú ý đến những nguyên nhân gây mất an toàn khi vận hành máy để có giải pháp phòng ngừa. Tuyệt đối tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, nâng cao trách nhiệm, chất lượng trong thiết kế để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho các công trình trạm bơm.

CHƯƠNG 2: THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XÂY DỰNG CƠ BẢN, CÁC VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)