3.3.1. Diện tích tiêu lưu vực:
Căn cứ diện tích điều tra thực tế; căn cứ vào diện tích được đo trên bình đồ lưu vực; căn cứ Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ( số: 1269/ QĐ UBND) diện tích tiêu lưu vực trạm bơm Kim Đôi là: F=6.496 ha.
Diện tích tưới: F=3.353 ha.
3.3.2. Cấp công trình
Căn cứ vào QCVN 04-05:2012/BNNPTNT cấp công trình được phân theo bảng sau:
Bảng phân cấp công trình thủy lợi.
Cấp công trình Loại công trình và
năng lực phục vụ
Loại
nền Đặc biệt I II III IV
1. Diện tích được tưới hoặc diện tích tự nhiên
khu tiêu, 103 ha - > 50 >10 ÷ 50 >2 ÷ 10 ≤ 2 Diện tích tiêu lưu vực là 6.496 ha lớn hơn 2-:- 10x103 ha nên công trình thuộc cấp III.
3.3.3. Hệ số tưới, tiêu
Theo quy hoạch thuỷ lợi đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh thì Hệ số tiêu đô thị: q=18,50l/s/ha;
Hệ số tiêu nông nghiệp: q= 6,11l/s/ha; Hệ số tiêu bình quân: q= 6,79l/s/ha; Hệ số tưới: q= 1,26l/s/ha;
3.3.4.Tần suất thiết kế tưới tiêu
Căn cứ vào QCVN 04-05:2012/BNNPTNT công trình cấp III có: Tần suất thiết kế tiêu: P=10%.
Tần suất mực nước dẫn dòng thi công: P=10%.
Tần suất mực nước sông lớn nhất cho phép tiêu thiết kế: P =0.5% Tần suất mực nước sông lớn nhất cho phép tiêu kiểm tra: P=1.5 %. Tần suất mực nước sông thiết kế tưới: P=85 %.
Tần suất mực nước sông thấp nhất để tính toán ổn định, nền móng công trình: P=90%.
3.4. Kiểm tra và quản lý hồ sơ thiết kế
được UBND Tỉnh kí quyết định giao cho công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống làm chủ đầu tư. Trong quá trình hoàn thành hồ sơ pháp lý về quản lý thiết kế, nhà thầu thiết kế tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước về quản lý xây dựng đối với công trình cấp III thiết kế 2 bước.
Sơđồ các bước thiết kế của dự án trạm bơm Kim Đôi
3.4.1. Thẩm định hồ sơ dự án trạm bơm Kim Đôi
Sở kế hoạch đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định hồ sơ dự án báo cáo UBND tỉnh phê duyệt dự án. Hồ sơ dự án trình thẩm định bao gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt dự án của chủ đầu tư. - Chủ trương cho phép lập dự án của UBND tỉnh.
- Báo cáo địa hình, địa chất. - Hồ sơ dự án:
+ Báo cáo tóm tắt dự án. + Báo cáo dự án.
+ Thuyết minh thiết kế cơ sở. + Phụ lục tính toán thuyết minh. + Hồ sơ thiết kế cơ sở.
+ Tổng mức đầu tư.
+ Hồ sơ năng lực của nhà thầu khảo sát, lập dự án.
Sau khi nhận đủ hồ sơ Sở kế hoạch đầu tư có công văn xin ý kiến các sở chuyên ngành tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của dự án.
Quy mô Dự án Bước 1 Thiết kế cơ sở Bước 2 Thiết kế bản vẽthi công Thẩm đinh Thẩm đinh Thẩm đinh
+ Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia ý kiến về hồ sơ TKCS phần kênh, thuỷ công, cở khí đầu mối.
+ Sở Công nghiệp tham gia ý kiến về hồ sơ TKCS phần điện cao hạ thế, trạm biến áp.
+ Công ty điện lực Bắc Ninh cho ý kiến về điểm đấu công xuất.
3.4.2. Nội dung thẩm định hồ sơ dự án trạm bơm Kim Đôi.
Theo điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nôi dung thẩm đinh dự án bao gồm:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phự hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đó được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
b) Sự phự hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
3.4.3 Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.
Theo TT 10/2013 – BXD hướng dẫn nghị định 15/2013 NĐ - CP thì chủ đầu tư Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Đuống nghiệm thu công tác công tác khảo sát lập dự án, gồm những nội dung sau:
3.4.3.1. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ khảo sát, lập dự án công trình:
- Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát, lập dự án xây dựng công trình; - Nhiệm vụ khảo sát, lập dự án.
- Báo cáo địa hình, địa chất.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng; - Hồ sơ dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
3.4.3.2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
- Trưởng ban dự án ( người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư)
- Giám đốc công ty TVTK (người đại diện theo pháp luật của nhà thầu khảo sát lập dự án)
- Chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm khảo sát xây dựng công trình.
3.4.3.3. Nội dung biên bản nghiệm thu:
Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng; kết luận nghiệm thu; chữ ký,họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.
3.5. Yêu cầu về cơ cấu tổ chức, năng lực của các bên tham gia như Ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, thẩm định, thẩm tra. dự án, tư vấn thiết kế, thẩm định, thẩm tra.
Theo Nhị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.
Cụ thể ở dự án này là loại công trình thuỷ lợi nhóm B; cấp công trình là cấp III; công việc bao gồm 3 phần thuỷ công, cơ khí, điện cao hạ thế.
3.5.1. Cơ cấu tổ chức, năng lực của Ban quản lý dự án:
- Có giám đốc BQLDA ít nhất hạng 2 về loại công trình thuỷ lợi.
- Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án thuỷ lợi trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. - Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2;
3.5.2. Cơ cấu tổ chức, năng lực của tư vấn khảo sát lập dự án: 3.5.2.1. Đội khảo sát 3.5.2.1. Đội khảo sát
- Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;
- Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại.
- Chủ nhiệm khảo sát hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên.
3.5.2.2. Xưởng thiết kế
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuỷ công, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trạm bơm; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại;
- Có người chủ trì thiết kế điện hạng 2; - Có người chủ trì thiết kế cơ khí hạng 2.
- Chủ nhiệm lập dự án: Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án;
- Chủ trì điện: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế điện; đã làm chủ trì thiết kế điện của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
- Chủ trì cơ khí: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ khí; đã làm chủ trì thiết kế cơ khí của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
3.5.3. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định mục 3.6.2
- Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại mục 3.6.2.
3.6. Nội dung đề cương khảo sát thiết kế, những đề xuất của tác giả đối với đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế khi lập dự án trạm bơm Kim Đôi. vị tư vấn khảo sát thiết kế khi lập dự án trạm bơm Kim Đôi.
3.6.1. Nội dung đề cương khảo sát thiết kế
( Xem phụ lục A: Nội dung đề cương khảo sát thiết kế công tác lập dự án công trình thủy lợi)
3.6.2. Những đề xuất của tác giả đối với đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế khi lập dự án trạm bơm Kim Đôi. dự án trạm bơm Kim Đôi.
3.6.2.1. Những đề xuất đối với công tác khảo sát địa hình:
Căn cứ TCVN 8478:2010- yêu cầu về thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế tác giả đề xuất như sau:
a. Lập lưới khống chế mặt bằng:
b. Lưới khống chế cao độ:
Khu vực đã có lưới cao độ hạng IV nên chỉ cần xây dựng hạng IV nội bộ cho công trình đầu mối, thủy chuẩn kỹ thuật cho kênh và công trình trên kênh.
c. Nội dung đo vẽ địa hình:
Đo vẽ bình đồ khu đầu mối tỷ lệ 1/500.
Khảo sát bình đồ khu tưới, khu tiêu tỷ lệ 1/10.000.
Khảo sát cắt dọc, cắt ngang tim tuyến công trình đầu mối tỷ lệ 1/200.
Khảo sát 3 mặt cắt ngang sông, vị trí tại tim cống xả và cách tim cống xả về phía thượng hạ lưu 100m, tỷ lệ 1/1000.
Khảo sát bình đồ lộ tuyến toàn bộ kênh tiêu chính dài 10,47 km, chiều rộng băng từ chân kênh trên ruộng ra 2 bên 30m, tại các vị trí xác định có công trình trên kênh cần mở rộng từ chân kênh trên ruộng ra 2 bên 50m chiều dài đoạn mở rộng là 50m, tỷ lệ bình đồ 1/500.
Khảo sát cắt dọc tuyến kênh tiêu chính tỷ lệ Đứng 1/200, Ngang 1/1000. Khảo sát cắt ngang tuyến kênh tiêu chính tỷ lệ 1/200.
Khảo sát cắt dọc tuyến kênh tưới chính tỷ lệ Đứng 1/100, Ngang 1/500. Khảo sát cắt ngang tuyến kênh tưới chính tỷ lệ 1/100.
Xác định cao, tọa độ các hồ khoan, đào.
Trước khi lập đề cương chủ nhiệm lập dự án cần giao nhiệm vụ khảo sát cho chủ nhiệm khảo sát địa hình, chủ nhiệm khảo sát địa hình và chủ nhiệm lập dự án cùng nhau ra soát ngoài thực địa, đi đến thống nhất và lập đề cương trình phê duyệt.
3.6.2.2. Những đề xuất đối với công tác khảo sát địa chất:
Căn cứ TCVN 8477:2010- yêu cầu về thành phần khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế tác giả đề xuất như sau:
a. Công tác khoan, đào:
+ Khu vực đầu mối phân ra 5 vùng tuyến địa chất khác nhau:
- Vùng tuyến nhà trạm: Khoan 3 hố theo tuyến dọc nhà trạm, mỗi hố sâu 20m - Vùng tuyến bể hút: Khoan 1 hố sâu 20m tại tim bể hút.
- Vùng tuyến cống xả: Khoan 3 hố, hố giữa đê sâu 28m, hố phía sông sâu 20m, hố phía đồng sâu 20m.
- Vùng tuyến cống lấy nước: Khoan 3 hố, hố giữa đê sâu 28m, hố phía sông sâu 20m, hố phía đồng sâu 20m.
- Vùng tuyến nhà quản lý: Khoan 1 hố sâu 10m.
+ Tuyến kênh tiêu chính mỗi công trình trên kênh, cụ thể là các cầu, cống dọc kênh; các cống trên bờ kênh liên quan đến kết hợp giao thông là một vùng tuyến địa chất. Mỗi một vùng tuyến khoan 1 hố sâu 10m tại tim công trình.
b. Thí nghiệm ngoài trời và trong phòng.
Dự kiện địa chất các vùng tuyến cống xả, cống lấy nước có 5 lớp đất; các vùng tuyến nhà trạm, bể hút có 4 lớp đất; vùng tuyến nhà quản lý có 3 lớp đất; mỗi vùng tuyến các công trình trên kênh có 3 lớp đất.
+ Thí nghiệm ngoài trời:
Xác định hệ số thấm K bằng phương pháp đổ nước áp dụng cho lớp đất thấm ít, cụ thể là lớp đất đắp đê xuất hiện ở 2 vùng tuyến cống xả, cống lấy nước, mỗi vùng tuyến làm 1 lần thí nghiệm, tổng số lần thí nghiệm là 2.
Xác định hệ số thấm K bằng phương pháp múc nước thí nghiệm áp dụng cho 4 lớp còn lại thấm nhiều; áp dụng cho 4 vùng tuyến cống xả, cống lấy nước, bể hút, nhà trạm; mỗi vùng tuyến làm 1 lần thí nghiệm cho 1 lớp đất; tống số lần thí nghiệm là (4 vùng tuyến x 4 lớp x 1 lần) =16 lần.