Theo Điều 22, Luật BHYT số 25/2008/QH12, mức chi trả khám chữa bệnh tùy theo đối tượng BN, phân tuyến BHYT, loại bệnh, thời gian tham gia BHYT. Các mức chi trả gồm có: 40%, 80%, 95% và 100%. [22]
Như vậy, theo giá khám ĐTĐ định kì 1 lượt/tháng với 1BN tại BV Tim Hà Nội là 30000 VNĐ, với các mức chi trả như trên thì sự thay đổi các giá trị chi phí trung bình và giá trị ICER của hai phác đồ được trình bày trong bảng 13:(Chú ý: các giá trị đo lường chi phí của mỗi trường hợp đều qua kiểm định Student tương tự phân tích chính để kiểm tra YNTK của sự khác biệt chi phí giữa hai phác đồ. Trong mọi trường hợp, đều có sự khác biệt chi phí giữa hai phác đồ và sự khác biệt đó có YNTK. Các giá trị đo lường hiệu quả không thay đổi. Do vậy, ta có thể tính các giá trị ICER như bảng 13).
Bảng 13: Phân tích độ nhạy đơn biến: mức chi trả giá khám bệnh Mức chi trả (%) 40 80 95 100 (phân tích chính) Chi phí TB cho 1 tháng điều trị PĐ1 (nghìn VNĐ) 333.864 349.150 354.882 356.793 Chi phí TB cho 1 tháng điều trị PĐ2 (nghìn VNĐ) 797.705 813.705 819.705 821.705 ICER (nghìn VNĐ/ mmol/l) 437.586 438.259 438.512 438.596
Sự thay đổi tương đối ICER (%) (công thức b)
-0.23 -0.08 -0.02 0
Giá trị (-) trong bảng thể hiện sự giảm giá trị ICER của phân tích đơn biến so với phân tích chính.
Nhận xét: Sự thay đổi của ICER theo sự thay đổi mức BHYT chi trả cho 1 lượt khám định kì ĐTĐ là rất nhỏ (từ 0.02% đến 0.23%). Do vậy, kết quả nghiên cứu không phụ thuộc nhiều vào mức chi trả này. Nếu so sánh với WTP = 262.775 (nghìn VNĐ) thì các giá trị ICER trong bảng 13 đều > WTP. Do đó, kết luận về dạng ưu thế không thay đổi so với phân tích chính: phác đồ 2 không có ưu thế về chi phí – hiệu quả so với phác đồ 1.