Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch ốp lát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch ốp lát của công ty cổ phần viglacera hạ long (Trang 81)

của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

2.2.3.1. Những điểm mạnh - các kết quả đạt được

- Sản phẩm gạch ốp lát của Công ty đa dạng về chủng loại mẫu mã, có chất lượng cao, độ cứng, độ bền cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ trong nước ngày càng tăng, sản phẩm đạt TCVN 6415-1:2005.

- Công ty luôn duy trì được giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ 2- 20%, đề làm được điều đó Công ty quản lý tốt các yếu tố sản xuất như: Tiết kiệm chi phí đầu vào (đặc biệt là nguyên vật liệu, điện năng), giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, giảm giá thành…

- Chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao: Đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân chuyên môn tay nghề cao, am hiểu công nghệ, máy móc thiết bị, tự nghiên cứu được các công nghệ có tiêu chuẩn chất lượng cao, phản ứng nhanh khi có sự cố xảy ra (đặc biệt là sản phẩm lỗi), tập trung vào tìm nguyên nhân để xử lý sự cố.

- Công ty luôn chú trọng đến đời sống của cán bộ công nhân viên, lương, thưởng, và các chế độ khác…luôn được đãi ngộ cao, xứng đáng. Vì vậy cán bộ công nhân viên luôn tận tâm và trung thành với Công ty.

- Công ty xây dựng được quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi…

- Công ty có bộ máy đội ngũ quản lý tốt, ổn định, trình độ cao (tốt nghiệp đại học), đặc biệt là đội ngũ quản lý các yếu tố đầu vào, đầu ra.

- Doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau đều đạt và vượt năm trước, các chỉ tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước, tiền lương và thu nhập của cán bộ công nhân viên đều ổn định và tăng trưởng, từ đó giúp cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty cũng như tin tưởng vào các chủ trương, chính sách do Công ty để ra.

- Công ty đã tổ chức tốt được kênh phân phối trực tiếp (thông qua các đơn đặt hàng của các trung gian thương mại, các chủ dự án đầu tư). Sản phẩm gạch ốp lát của Công ty được phân phối chủ yếu qua kênh này.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm

Những tồn tại thuộc về chất lượng sản phẩm:

- Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm còn chưa chặt chẽ, trách nhiệm chưa được phân rõ cho từng phân xưởng, từng cá nhân dẫn đến khi sai hỏng các bộ phận, cá nhân thường đổ lỗi cho nhau.

- Chất lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đôi khi còn chưa đảm bảo, đặc biệt chưa đáp ứng được tính đồng bộ.

- Khâu sản xuất còn hạn chế, chưa quản lý tốt dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu. Công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, trên tất cả các công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Hoạt động R&D chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, sản phẩm tung ra thị trường phần lớn là các mẫu cũ, hoặc mẫu do đơn vị đặt hàng gửi.

Những tồn tại thuộc về giá thành và giá bán sản phẩm:

- Chi phí sản xuất sản phẩm tăng do nguyên vật liệu đầu vào lớn. Một số khâu còn chưa linh hoạt như: Hệ thống kho, phương tiện vận chuyển…., chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý cao, hàng tồn kho nhiều.

- Chưa dự báo được kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đầu vào chiếm tới 60- 70% giá thành sản xuất, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Việc cung ứng nguyên vật liệu còn bị động do nguyên liệu sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu (chủ yếu là từ Tây Ban Nha, Italia).

- Sản xuất kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nhiều vào yếu tố bên ngoài như tỷ giá hối đoái thay đổi, giá vật tư tăng, thiếu điện cho sản xuất.

Những tồn tại thuộc về sức mạnh thương hiệu của sản phẩm:

- Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đội ngũ bạn hàng, khách hàng và những tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự gắn kết. Công ty chưa tổ chức được các hoạt động nhằm cải thiện mối quan hệ này đồng thời khẳng định sức mạnh thương hiệu của mình.

- Mối quan hệ với giới báo chí, tuyên truyền cũng chưa được coi trọng đúng mức, dẫn đến hạn chế trong việc phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng như độ phủ sóng của thương hiệu sản phẩm đến với người dân.

- Trong những năm vừa qua Công ty cũng chưa thực sự chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp do đó chưa tạo được mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên nhằm tạo ra bầu không khí hoạt động thống nhất đồng tâm của mọi thành viên bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung, khơi dậy động viên tạo điều kiện để thúc đẩy vươn tới thành công.

Những tồn tại thuộc về dịch vụ khách hàng:

- Khả năng cung ứng sản phẩm đôi khi chưa kịp tiến độ giao hàng.

- Kênh phân phối của Công ty còn giản đơn, mới chỉ có 2 hình thức phân phối tới khách hàng thông qua hệ thống đại lý trung gian cấp 1 tới các khách hàng nhỏ lẻ và các khách hàng công nghiệp là các doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng, các nhà thầu lớn.

Những tồn tại, nguyên nhân khác:

- Các hoạt động Marketing - Mix còn chưa tốt như: Thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ, các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng đến hoạt động hoạt động quảng cáo, chi phí cho quảng cáo còn thấp.

- Công tác tổ chức quản lý còn cồng kềnh, sự phối hợp giữa các bộ phận chưa chặt chẽ. Do xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty vẫn còn ảnh hưởng bởi dư âm của các cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính của thời bao cấp.

- Tuổi trung bình và tuổi nghề của đội ngũ công nhân, lao động trong Công ty thấp vì vậy họ thiếu kinh nghiệm và thuần thục trong công việc của mình.

- Việc ứng dụng thương mại điện tử và các kênh thông tin của Công ty vào kinh doanh và trao đổi thông tin còn rất hạn chế. Công ty có Website nhưng không cập nhật các thông tin một cách thường xuyên và đầy đủ.

- Bố trí sản xuất còn chưa tốt, chưa dự báo được nhu cầu sử dụng sản phẩm gạch ốp lát của khách hàng (thường thấp vào đầu năm và tăng mạnh vào các tháng cuối năm) khiến công tác điều hành và đầu tư nguồn lực thiết bị, con người không đáp ứng kịp thời.

- Sản phẩm gạch ốp lát của Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong nước, các nhà nhập khẩu. Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng cạnh tranh với Công ty cả về giá cả và chất lượng sản phẩm

- Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng đầu ra của Công ty trong những năm sau cổ phần hoá đặc biệt là các năm 2008, 2009, 2010, 2011.

Kết luận chương

Đây là phần trọng tâm của đề tài nghiên cứu, việc chỉ ra thực trạng với đầy đủ những mặt mạnh và yếu thông qua phân tích các tác nhân ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, quan tâm đặc biệt đến việc phân tích các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và các nguồn lực của doanh nghiệp, qua đó đã rút ra những đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch ốp lát của Công ty cổ phần Vigracera Hạ Long.

Những vấn đề được phân tích, đánh giá cụ thể của chương này sẽ là tiền đề để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp được trình bày ở chương cuối của đề tài khoa học.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GẠCH ỐP LÁT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA 3.1. Định hướng chiến lược và những quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

3.1.1. Những thời cơ - thách thức với các công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng.

3.1.1.1. Thời cơ

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới thì nhu cầu vật liệu xây dựng của xã hội tiếp tục tăng cao sẽ là động lực thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng phát triển.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020

STT Chủng loại Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Xi măng Triệu tấn 59,02 88,5 112

2 Gạch ốp lát Ceramic, Granite Triệu m2 206 302 414

3 Sứ vệ sinh Triệu sp 9 13 21

4 Kính xây dựng Triệu m2 93 135 200,4

5

Vật liệu xây

Trong đó: vật liệu xây không nung Tỷ viên 25 2,5 32 6,4-8 42 12,6-16,8 6 Vật liệu lợp Triệu m2 126 171 224 7 Đá xây dựng Triệu m3 104 148 204 8 Cát xây dựng Triệu m3 97 136 190

(Nguồn: Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam)

Trong những giai đoạn tới nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng cao bởi những lý do sau:

- Nhiều dự án quan trọng của Nhà nước sẽ được khởi công xây dựng đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như các công trình giao thông đường bộ, cầu, bến cảng, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, các khu công nghiệp, khu chế xuất…

- Nhu cầu xây dựng của nhân dân sẽ tăng cao. Theo dự báo dân số được đưa ra trong Báo cáo phối hợp của Chính Phủ Việt Nam và Văn phòng Đại diện Liên Hợp quốc, nếu mức tăng dân số nước ta tiếp tục được kiểm soát như giai đoạn vừa qua

và dừng ở mức 1,4% bình quân cho giai đoạn 2000-2010 và 1,2% cho giai đoạn 2010-2020 thì dân số nước ta sẽ đạt 98,6 triệu người vào năm 2020; tức là sẽ tăng 12,8 triệu người so với năm 2011, bình quân mỗi năm cần 5,6 triệu tấn xi măng và 8 tỷ viên gạch. Bên cạnh đó, nhu cầu cải tạo và xây dựng mới nhà ở của nhân dân khi đời sống được nâng cao cũng đòi hỏi một khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn.

Trong giai đoạn tới nhu cầu vật liệu xây dựng ở nước ta tiếp tục tăng cao. Thị trường vật liệu xây dựng tiếp tục rộng mở và đây là xu thế tất yếu của đất nước đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

3.1.1.2. Thách thức

Cung vượt quá xa cầu

Trong thực tế, xét từng loại sản phẩm gốm thô (gạch, ngói đất sét nung), ceramic, sứ vệ sinh..., tổng lượng cung đều đã vượt quá cầu của thị trường.

Hiện nay, số lượng các công trình xây dựng kể cả nhà dân sử dụng khung bê tông đang tăng nghĩa là nhu cầu sử dụng gốm thô vẫn gia tăng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng cao ở lĩnh vực này, mỗi năm cả nước có thể sản xuất tới hàng chục tỷ viên gạch xây tiêu chuẩn và hàng trăm triệu viên ngói lợp, trong đó trên 50% đã được sản xuất từ dây chuyền tuy-nen. Các nhà máy gạch tuy-nen lại chưa phân bố hợp lý, có vùng lại quá dày như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh... dẫn đến tăng chi phí bởi giá vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đặc biệt trong điều kiện loại sản phẩm này khối lượng lớn.

Vật liệu ốp lát ceramic đã phát triển với tốc độ quá nóng. Nếu như năm 1994, sản lượng chỉ có 340.000m2/năm, chưa từng được thế giới biết đến thì đến năm 2003 sản xuất 110 triệu m2/năm, tăng trên 300 lần, đứng thứ 9 trong 10 nước sản xuất hàng đầu thế giới. Với tốc độ tăng bình quân liên tục trong 10 năm gần đây là trên 50%/năm, hiện nay, năng lực sản xuất đạt gần 170 triệu m2/năm, gấp 500 lần năm 1994.

Đối với các nước phát triển, trong vật liệu ốp lát ceramic thì granite thông thường chiếm tỷ lệ khoảng 7-15%, còn ở các nước đang phát triển như nước ta thì tỷ lệ đó phải thấp hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quy luật ấy bị phá vỡ. Năm 2000,

Việt Nam sản xuất được khoảng 6,5 triệu m2 gạch granite. Đến năm 2010, con số này đã lên tới 34 triệu m2, chiếm tới trên 20%.

Cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp cùng ngành

Đối thủ trong nước và đối thủ trong khu vực cùng lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng ngày càng lớn mạnh. Sản phẩm liên tục tăng về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại, giá cả cạnh tranh hơn, mức độ khéo léo cao hơn. Với chủ trương của Nhà nước thực hiện mở cửa hội nhập, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì số lượng các công ty trong nước sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng các đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long trên thị trường trong nước.

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và các nước trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu thoát khỏi suy thoái, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhà nước vẫn ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và Viglacera Hạ Long nói riêng. Cùng với đó, chi phí sản xuất tiếp tục tăng do biến động các yếu tố đầu vào như điện, xăng, dầu, than... theo giá thị trường, nhưng giá gạch ốp lát không thể tăng tương ứng do các doanh nghiệp phải cạnh tranh và phản ứng của thị trường này.

Thị hiếu của khách hàng

Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, dẫn đến những yêu cầu về sản phẩm của họ ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, kiểu dáng, bao bì cho đến giá thành. Chính vì thế, doanh nghiệp luôn phải quan tâm, dự báo được nhu cầu của khách hàng, những đòi hỏi của khách hàng về dòng sản phẩm gạch ốp lát, từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược làm mới sản phẩm nhưng vẫn luôn đảm bảo về chất lượng, giá cả thì luôn cạnh tranh để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng cũng như làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Viglacera đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020

Củng cố và phát triển thị trường nội địa một cách sâu rộng và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tập trung ổn định sản xuất kinh doanh tạo sự phát triển bền vững cho Công ty, giữ vững và phát triển các bạn hàng truyền thống.

Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể, thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường.

Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ... Từng bước nghiên cứu, xây dựng thương hiệu sản phẩm và có chiến lược quảng bá xây dựng thương hiệu Công ty.

Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.

Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch ốp lát của công ty cổ phần viglacera hạ long (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w