3 Sức mạnh thương hiệu của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch ốp lát của công ty cổ phần viglacera hạ long (Trang 27)

Khái niệm thương hiệu (brand): Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức".

Khái niệm nhãn hiệu (trade mark): Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Một nhãn hiệu đã đạt được một mức độ nhận biết nhất định, đã có được chất lượng cảm thụ khác biệt, đã có các ấn tượng liên kết phong phú, qua đó đã duy trì và nâng cao được ý hướng trung thành của khách hàng, sẽ tạo được một uy tín, danh tiếng (reputation),… nhất định hoặc nói một cách khác là lợi thế hình ảnh (trademark goodwill) trên thương trường. Có thể phân định ra hai cấp độ của lợi thế hình ảnh: Nhãn hiệu được nhận biết rộng rãi (well known mark) là nhãn hiệu chỉ có năng lực gợi nhớ (brand recall) cao do được phân phối hoặc quảng bá rộng rãi và nhãn hiệu nổi tiếng (famous mark) là nhãn hiệu không chỉ được nhận biết rộng rãi mà còn có hoặc chất lượng cảm thụ, hoặc các ấn tượng liên kết, hoặc ý hướng trung

thành, hoặc một sự tổ hợp nào đó của hai hay cả ba thành tố giá trị trên đạt đến một mức độ nhất định.

Nhãn hiệu sẽ ngăn chặn được khả năng xâm nhập thị trường của các thương hiệu trùng lắp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh bằng hoạt động đăng ký bảo hộ pháp lý kịp thời.

Hiện nay nhãn hiệu chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại. Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc cho thuê quyền sử dụng. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong nước hoặc quốc tế. Một nhãn hiệu đã đạt được một mức độ nhận biết nhất định, đã có được một chất lượng cảm thụ khác biệt, đã có các ấn tượng liên kết phong phú và qua đó đã duy trì và nâng cao được ý tưởng trung thành của khách hàng, sẽ tạo được một uy tín, danh tiếng, tạo được lợi thế hình ảnh trên thương trường.

Nhãn hiệu còn có thể tạo lập được lợi thế công nghệ nếu tập trung thành công vào việc áp dụng và khai thác liên tục các kỹ thuật mới nhằm tạo lợi thế đột phá cho sản phẩm mang nhãn, hoặc lợi thế thương mại qua hoạt động kinh doanh lâu năm hoặc tranh thủ hợp lý các thời cơ của thị trường để chi phối, khai thác tốt kênh phân phối. Cuối cùng, lợi thế tài chính nhờ tích lũy được hoặc khai thác được các nguồn đầu tư dồi dào là một yếu tố hết sức quan trọng tạo khả năng tận dụng tốt hơn mọi thời cơ so với đối thủ cạnh tranh.

Trước đây, hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu không có sự phân biệt, thường xảy ra sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên kể từ năm 2003, hai khái niệm này được phân biệt tương đối rõ ràng hơn.

Thương hiệu là một khái niệm thương mại, khái niệm marketing, nó là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, hiện diện trong tâm trí của người tiêu dùng. Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và nó sẽ được hiện diện trong tâm trí của người tiêu dùng, nó chính là phần hồn của doanh nghiệp.

Ngược lại, nhãn hiệu là một khái niệm về luật pháp, là một tài sản hữu hình của doanh nghiệp, nó hiện diện trong các văn bản pháp lý, nó được đăng ký bảo hộ (tại Việt Nam, thương hiệu không thuộc đối tượng được đăng ký bảo hộ mà chỉ bảo hộ nhãn hiệu). Có thể nói, nhãn hiệu là phần xác của doanh nghiệp.

Nhãn hiệu là một trong những nhân tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. Khi một sản phẩm có nhãn hiệu đảm bảo tính dễ nhận biết, có màu sắc, kiểu dáng, có các hình ảnh, chữ viết phù hợp với thị hiếu và văn hóa của thị trường, nó sẽ góp phần làm cho nhiều người tiêu dùng ở thị trường đó ấn tượng, biết đến, ghi nhớ, yêu thích, tin tưởng sử dụng và nó trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh yếu tố nhãn hiệu, yếu tố thương hiệu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi một sản phẩm có thương hiệu tốt, đồng nghĩa nó đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng về chất lượng, có uy tín tốt trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại. Thương hiệu của sản phẩm là một tài sản vô hình của của sản phẩm đó. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua của khách hàng. Khi sản phẩm có thương hiệu đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh và sản phẩm đó sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng. Do thương hiệu của sản phẩm là một tài sản vô hình nên khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp sản phẩm tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch ốp lát của công ty cổ phần viglacera hạ long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w