Chiều dài thân chính

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống dưa chuột nhập nội trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông tại vùng gia lâm hà nội (Trang 52)

- Những yêu cầu chính trong chọn giống dưa chuột ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Chiều dài thân chính

Đặc điểm này phản ánh sự sinh trưởng phát triển của cây, phụ thuộc bản chất mỗi giống, dòng, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Chiều cao thân chính còn quyết định số lượng lóng đốt trên thân. Số lượng lóng đốt nhiều sẽ ra nhiều hoa hơn, số lá tăng lên, khả năng sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh. Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi và chăm sóc không đảm bảo thì chiều cao thân chính sẽ không đạt tới chiều cao của giống. Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng sẽ taọ tiền đề cho sự phát triển tốt. Tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn đó sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm

hãm sự phát triển. Đây là trường hợp cây bị lốp đổ do độ ẩm quá cao, bón nhiều đạm làm cây tập trung vào sinh trưởng thân lá và ra hoa chậm. Đánh giá chỉ tiêu mức độ tăng trưởng chiều cao có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng sinh trưởng phát triển của giống, và là cơ sở để có những tác động kỹ thuật phù hợp nhất giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, thân chính còn có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây, do vậy song song với quá trình phát triển của thân chính là sự phát triển của lá, cành, hoa và quả của cây.

Tạ Thu Cúc (2000) chiều cao cây chia thành ba nhóm: Loại lùn: chiều cao cây từ 0,6 - 1m., loại trung bình: chiều cao cây từ 1 - 1,5m và loại cao: chiều cao cây từ 1,5 - 2,3m.

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.3 cho thấy:

Trong vụ Xuân hè: Chiều cao cây cuối cùng của các giống dưa chuột dao động từ 243.17 cm đến 295.73 cm. Đây là các giống có chiều cao cây thuộc loại cao, cao nhất là Cu2 (295,73 cm), đây là giống sinh trưởng mạnh nhất nhưng năng suất không cao, tiếp theo là giống Cu3 là 288.50 cm. Giống có chiều cao cây ngắn nhất là giống Cu4 và Cu7 là 243.17 cm và 244.57 cm. Trong khi đó CuC71 có chiều cao cây cuối cùng là 258.63 cm. Trong khi ở vụ Đông: Các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm có chiều cao cây trung bình từ 221,90-268,87 cm. Đối với vụ Xuân hè giống có chiều cao cây cao nhất là giống Cu2 thì ở vụ Đông chiều cao cây của giống Cu2 vẫn là cao nhất là 268,87 cm. Trong vụ Đông thì giống có chiều cao cây thấp nhất là giống Cu1 thì ở vụ Xuân hè là giống Cu4. So với các giống tham gia thí nghiệm thì giống Cuc71 dùng làm đối chứng có chiều cao cây ở mức trung bình là 244,33cm.Chiều cao cây này là thấp so với vụ Xuân hè.

Thân lá phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển một cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thận lợi. Chiều cao thân chính là một yếu tố quan trọng góp phần tăng năng

suất vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính. Vì vậy trong công tác chọn tạo giống cũng chọn những giống có chiều cao thân chính cao để đảm bảo khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất và khả năng cho năng suất là cao nhất.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống dưa chuột nhập nội trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông tại vùng gia lâm hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)