- Những yêu cầu chính trong chọn giống dưa chuột ở Việt Nam hiện nay
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
3.4.1.1 Số hoa cái trên cây.
Dưa chuột (Cucumis sativus) chủ yếu thuộc dạng cây đơn tính cùng gốc trên cây có hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên sự biến đổi về giới tính này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 và chế độ chăm sóc (Trần Khắc Thi và Vũ Tuyên Hoàng, 1984). Nghiên cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính và giới hạn biến đổi đặc tính này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm các cây trồng trong đó có cây dưa chuột (Trần Khắc Thi, 1984)
Ở dạng cây đơn tính cùng gốc, số hoa đực nhiều hơn hoa cái và tỷ lệ này thường là 25:1, 30:1, 15:1,…, nhưng đặc điểm quan trọng và có ý nghĩa kinh tế là số lượng hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để điều chỉnh tỷ lệ hoa đực, cái của dưa chuột người ta thường sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng vì ethrel có tác dụng tạo 100% hoa cái và ngược lại là GA3 có khả năng làm tăng lượng hoa đực. (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Ở vụ Xuân hè, Các giống tham gia thí nghiệm có số hoa cái/cây dao động từ 12.83 hoa đến 18.90 hoa. Giống Cu3 có số hoa cái/cây cao nhất là 18.90 hoa, sau đó đến giống Cu2 và Cu5 là 17.43 và 17.07 hoa. Giống đối chứng có số hoa cái/cây là 15,50 hoa.
Trong vụ Đông, nhìn chung các giống đều có số hoa cái/cây thấp hơn so với trong vụ xuân hè. Các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm có số hoa cái/cây dao động từ 11,33-16,20 hoa. Số hoa cái nhiều nhất là giống Cu3 là 16,20 hoa và ít nhất là giống Cu1 là 11,33 hoa. Giống đôi chứng có số hoa cái/cây là 13,70 hoa.
So với vụ xuân hè thì vụ đông tỷ lệ số hoa cái/cây là thấp hơn.
3.4.1.2. Số quả trên cây.
trong hai yếu tố quan trọng quyết định năng suất dưa chuột vì thế giống nào có nhiều hoa cái thì số quả/cây lớn do đó dòng sẽ có năng suất cao. Số quả trên cây phụ thuộc vào khả năng tích lũy dinh dưỡng, khả năng mang quả của cây, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Cùng trong điều kiện thí nghiệm, các giống dưa chuột khác nhau có tỷ lệ đậu quả khác nhau và số quả trên cây khác nhau. Thông thường thì những giống có số hoa cái/cây cao nhất thì cũng cho số quả/cây là nhiều nhất.
Trong thí nghiệm này, ở vụ xuân hè các giống như Cu3, Cu2 có số hoa cái/cây cao nhất và chúng cũng cho số quả/cây là nhiều nhất (16,07 quả và 14,83 quả). Giống Cu4 cho số quả/cây là thấp nhất là 9,23 quả. So với giống đối chứng Cuc71 thì các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm có số hoa cái/cây tương đương nhau. Cuc71 trung bình cho 11,43 quả/cây.
Trong vụ đông, hầu hết các giống đều có số quả/cây thấp hơn so với trong vụ xuân hè. Điều này dễ dàng nhận thấy, bởi ở vụ đông nhiệt độ giảm dần và thường có mưa buốt, đó là hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của cây. Giống Cu3 có số quả/cây là cao nhất là 12,57 quả, giống Cu1 có số quả/cây thấp nhất là 8,37 quả và giống đối chứng cho 10,20 quả/cây.
Như vậy qua bảng số liệu ta cũng có thể kết luận ở vụ Xuân hè thì tất cả các giống đều cho số quả/cây là cao hơn so với vụ Đông. Nguyên nhân là do trong vụ Đông cây dưa chuột gặp điều kiện khí hậu không thuận lợi nên đặc điểm sinh trưởng của cây cũng xấu hơn nên dẫn đến số quả/cây thấp hơn.
3.4.1.3. Tỷ lệ đậu quả.
Tỷ lệ đậu quả là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên số quả trên cây quyết định năng suất của giống. Để có năng suất cao thường chọn những dòng, giống có tỷ lệ đậu quả cao. Tỷ lệ đậu quả chịu tác động rất lớn bởi điều kiện ngoại cảnh. Độ ẩm, nhiệt độ, và sâu hại là những tác nhân chính. Trong thời gian cây ra hoa, nếu mưa nhiều mưa nhiều tạo độ ẩm không khí cao gây nứt bao phấn
hoặc làm phấn đã chín không tung ra được. mưa nhiều làm giảm sức sống của hạt phấn và kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống hoa, làm giảm tỷ lệ đậu quả. Khi nhiệt độ lên quá cao hoặc quá thấp đều có tác động không tốt đến tỷ lệ đậu quả. Nhiệt độ cao có thể làm chết hạt phấn, nếu có được thụ phấn thì hạt phấn cũng mất sức nảy mầm.
Sâu bệnh hại cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả. Trên dưa chuột có con sâu đục quả đục hỏng nhuỵ hoa, hoa không thụ phấn thụ tinh được. Hoặc hoa vừa được thụ tinh thì bị hại không phát triển thành quả được, điều đó cũng làm giảm tỷ lệ đậu quả của các giống. Để hạn chế sự rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệ đậu quả thì cần bố trí thời vụ hợp lý, né tránh các thời điểm mẫn cảm của cây với giai đoạn thời tiết không thuận lợi, có các biện pháp canh tác, chăm sóc hợp lý và chế độ bón phân thích hợp. Với những giống có tỷ lệ đậu quả thấp mà có nhiều tính trạng tốt, có thể khắc phục bằng cách hạn chế ảnh hưởng của môi trường để tăng tỷ lệ đậu quả để phát huy tiềm năng năng suất của các giống.
Mặt khác, do dưa chuột thuộc họ bầu bí là cây thụ phấn chéo, sự thụ phấn phụ thuộc vào hoạt động của côn trùng (ong mật) nên nếu gặp điều kiện trời âm u, mưa bão hạn chế sự hoạt động của côn trùng thì cần thụ phấn bổ xung để tăng tỷ lệ đậu quả.
Trong vụ xuân hè thì hầu hết các giống có tỷ lệ đậu quả cao dao động từ 74.50% đến 87.83%. Các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm có tỷ lệ đậu quả cao hơn giống đối chứng (Cuc71 là 74.06%).
Đối với vụ đông tỷ lệ đậu quả của các giống cũng cao từ 72,60-77,53%. Cao nhất là giống Cu5 và thấp nhất là giống Cu2. Giống đối chứng có tỷ lệ đậu quả là 74,33%. So với vụ xuân hè thì tỷ lệ đậu quả của các giống trong vụ đông là thấp hơn do trong vụ đông này khi ra hoa gặp thời tiết bất lợi do đó tỷ lệ đậu quả thấp hơn.
Tỷ lệ đậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các giống dưa chuột. Ở cả 2 vụ trồng tỷ lệ đậu quả của các giống tương đối cao.
3.4.1.4. Khối lượng trung bình quả (KLTBQ).
Cùng với số quả/cây, khối lượng trung bình quả/cây là hai yếu tố cấu thành năng suất chính của dưa chuột, nó liên quan đến khả năng vận chuyển và tích luỹ vật chất về quả dưa chuột. Do vậy những cây có thân lá phát triển tốt và cân đối sẽ là những cây cho năng suất cao sau này.
Qua nghiên cứu về khối lượng trung bình quả của các giống ở vụ xuân hè chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các giống đều có dạng quả to, khối lượng trung bình quả từ 204,23 – 226,57 gam. Giống có quả to nhất là giống Cu3 và giống có quả nhỏ nhât là giống Cu6 trong khi đó giống đối chứng có khối lượng trung bình quả là 205 g.
So với vụ xuân hè, hầu hết các giống trong vụ đông đều có khối lượng trung bình quả lớn hơn và dao động từ 213,89-231,44 g. Quả có khối lượng trung bình lớn nhất là quả của giống Cu3 và nhỏ nhất là giống Cu9. Riêng giống đối chứng có khối lượng trung bình quả nhỏ nhất là 195,13 g
Nhìn chung tất cả các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm trong cả 2 vụ trồng đều có khối lượng trung bình quả trên 200 g. Giữa 2 vụ thì khối lượng quả không có sự khác nhau lớn. Và giữa các giống với nhau thì khối lượng quả cũng không chênh lệch nhau. Hầu hết các giống nghiên cứu được đánh giá là có khối lượng quả trung bình đạt tiêu chuẩn của một giống dưa chuột ăn tươi.