Năng suất của các giống dưa chuột

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống dưa chuột nhập nội trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông tại vùng gia lâm hà nội (Trang 67)

- Những yêu cầu chính trong chọn giống dưa chuột ở Việt Nam hiện nay

3.4.2. Năng suất của các giống dưa chuột

Cũng như tất cả các cây trồng khác, các chỉ tiêu sinh trưởng sinh dưỡng của giống (dòng) đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng vùng trồng và những chỉ tiêu về năng suất của giống (dòng) được biểu hiện trên nhiều đặc điểm quan trọng đánh giá tính thích ứng của giống (dòng) một cách hoàn thiện hơn. Các dòng có khả năng sinh trưởng khoẻ được coi là dòng thích nghi với điều kiện môi trường cũng như với điều kiện dinh dưỡng, bên cạnh đó phải có năng suất cao và phảm chất tốt, phù hợp với các mục tiêu đề ra.

năng suất như: Số cây cho thu hoạch trên diên tích trồng trọt, năng suất cá thể của mỗi cây. Trong đó, năng suất cá thể lại phụ thuộc vào số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Mà cuối cùng số quả/cây phụ thuộc vào khả năng đậu quả (tỷ lệ đậu quả) của giống.

Tiềm năng năng suất của mỗi dòng biểu hiện bằng năng suất tối đa của dòng đó, chịu sự tác động của điều kiện môi trường, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kỹ thuật canh tác. Nếu như điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho sự phát triển của cây, chế độ dinh dưỡng hợp lý và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc kịp thời sẽ nâng cao năng suất dưa chuột. Do vậy, nắm được mối quan hệ của các yếu tố giúp chúng ta có những tác động theo hướng có lợi cho yếu tố và phát huy yếu tố tích cực và vai trò của chúng. Năng suất của các giống dưa chuột là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà chọn giống. Năng suất cao sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.4.2.1. Năng suất cá thể (NSCT).

Đây là chỉ tiêu mà hầu hết các nhà chọn giống quan tâm. Năng suất cá thể của dòng phụ thuộc vào bản chất di truyền và điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác. Do đó để chọn lựa dòng có năng suất cao thì phải chọn năng suất cá thể cao. Thường những dòng có năng suất cá thể cao sẽ cho năng suất lý thuyết và tiềm năng năng suất cao. Năng suất cá thể phụ thuộc vào hai yếu tố chính là số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Cùng với diễn biến của chỉ tiêu về số lượng quả trên cây và khối lượng trung bình quả, năng suất cá thể cũng có sự khác biệt rất rõ giữa các dòng khác nhau.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.6 và 4.7:

Trong điều kiện vụ xuân hè: Các giống có NSCT dao động khá lớn từ 1,90-3,65 kg/cây. Trong đó giống Cu3 cho NSCT cao nhất (3,65kg/cây). Giống Cu4 cho NSCT thấp nhất (1,90kg/cây). Giống dùng làm đối chứng cho NSCT 2,34kg/cây. Có 2 giống Cu7 và Cu4 có NSCT thấp hơn đối chứng, các giống còn lại không khác đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Ở vụ Đông: NSCT của các

giống từ 1,89-2,91 kg/cây. Hầu hết các giống đều có NSCT là cao hơn giống đối chứng, có giống Cu1(1,89kg/cây) và Cu4(1,90kg/cây) là thấp hơn đối chứng.

3.4.2.2.Năng suất lý thuyết.

Năng suất quy ra tấn/ha cho biết về mặt lý thuyết thì năng suất quả thu được trên 1 ha là bao nhiêu, từ đó có thể dự đoán được tiềm năng năng suất của từng dòng dưa chuột trong thí nghiệm và tìm ra dòng ưu tú có khả năng cho năng suất vượt trội.

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu biểu hiện khả năng có thể đạt được năng suất tối đa của cây trồng đó, nó thể hiện khả năng tiềm tàng của cây trồng. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào năng suất cá thể. Dựa vào chỉ tiêu này có thể đánh giá được tiềm năng năng suất của dòng, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất thực thu của các dòng đến mức gần với năng suất tiềm năng nhất.

Trên thực tế thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cách xa nhau. Mục đích của các nhà sản xuất là rút ngắn khoảng cách giữa NSLT và năng suất thực thu bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật tốt nhất để đạt được NSTT cao nhất.

Bảng 3.6 cho thấy NSLT của các giống dưa chuột trong vụ xuân hè biến động rất lớn từ 64,48-124,03 tấn/ha. Các giống hầu hết có NSLT là cao hơn giống đối chứng(79,66 tấn/ha). Riêng giống Cu4(64,48 tấn/ha) và giống Cu7(73,12 tấn/ha) là thấp hơn đối chứng.

Qua bảng 3.7 ta thấy NSLT của các giống dưa chuột thí nghiệm là thấp hơn vụ xuân hè và đạt từ 64,15-98,88 tấn/ha. Giống đối chứng đạt 67,70 tấn/ha và thấp hơn các giống khác.

3.4.2.3. Năng suất thực thu (NSTT).

Là kết quả cuối cùng mà chúng ta quan tâm. Năng suất thực thu là tổng hợp của mọi yếu tố cấu thành nên năng suất, thể hiện mức độ năng suất cụ thể đạt được trong một quần thể cây trồng, chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đây là năng suất thực tế thu được trong điều kiện xác định

cụ thể, phản ánh xác thực nhất khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng thích ứng của dòng với điều kiện ngoại cảnh và khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

Năng suất thực thu (tấn/ha) là một trong những chỉ tiêu quyết định sự vượt trôi giữa các giống và là yếu tố quyết định một giống nào đó có được chọn để làm vật liệu lai tạo ở vụ sau hay không, con lai có được đưa vào sản xuất hay không, điều này rất quan trọng, thường thì trong thực tế những giống có năng suất thật cao thì càng đựơc người sản xuất, người nông dân ưa chuộng.

Kết quả theo dõi cho thấy:

Trong vụ xuân hè, giống Cu3 có số hoa cái/cây là cao nhất là 18,90 hoa và số quả/cây là 16,07 quả vì vậy năng suất cũng cao nhất đạt 83,82 tấn/ha và tiếp theo là giống Cu2 đạt 82,55 tấn / ha; và Cu5 đạt 77,29 tấn / ha, năng suất thấp nhất là giống Cu4 chỉ đạt 56,63 tấn/ha với số hoa cai/cây và số quả/cây cũng là thấp nhất. Giống Cuc71 dùng làm đối chưng năng suất đạt cũng thấp 64,54 tấn/ha.

Trong khi đó ở vụ đông, các giống dưa chuột thí nghiệm có NSTT từ 56,18-80,06 tấn/ha. Giống Cu3 có số quả/cây cao thì năng suất cũng cao nhất là 80,06 tấn/ha và giống Cu4 có số hoa cái/cây, số quả/cây thấp nhất nên năng suất cũng thấp nhất chỉ đạt 56,18 tấn/ha. Giống đối chứng năng suất cũng thấp chỉ đạt 58,45 tấn/ha.

So với vụ xuân hè thì trong vụ đông năng suất là giảm đi đáng kể do trong vụ Đông điều kiện thời tiết không thuận lợi, các giống dưa chuột thí nghiệm không phải là giống chịu lạnh và đây cũng không phải là vụ chính của dưa chuột.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống dưa chuột nhập nội trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông tại vùng gia lâm hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)