Lắp đặt thùng chìm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 62)

a). Trình tự lắp đặt và cách khống chế

Đối với bến liền bờ và bến nhô, phần lớn dùng 1 dãy thùng. Người ta lắp đặt bắt đầu từ một đầu và dần tới đầu kiạ Khi lắp đặt dùng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc trên bờđể quan trắc đỉnh thùng, tuyến khống chế cách mép bến thiết kế khoảng 15÷20cm. Nếu lớp đệm nghiêng về phía trong thì tuyến thiết kế mép trước điều chỉnh theo độ nghiêng của mặt lớp đệm.

b). Phương pháp lắp đặt thùng chìm

Sau khi chở nổi thùng từ bãi đúc hay từ vũng tập kết đến hiện trường lắp đặt, chờ khi triều xuống, dùng cách lai áp mạn chở chậm đến vị trí thả neọ Khi đáy thùng cách mặt lớp đệm khoảng 0,3÷0,5m thông qua hệ thống puly dùng sức người kéo thả dây neo khống chế định vị thùng. Sau đó để cho thùng tự chìm theo triều xuống hay mở van cho nước vào thùng để hạ xuống lớp đệm, vừa cho chìm, vừa kéo căng dây neo để chỉnh vị. Sau khi thùng hạ xuống lớp đệm, đo đạc kiểm tra độ lệch, chiều rộng khe lún, nếu không đạt yêu cầu thì hút nước cho thùng nổi lên và điều chỉnh lại vị trí và lắp đặt lạị

Hình 2 - 38. Lắp đặt thùng chìm

Lắp đặt thùng chìm đầu tiên là lắp đặt sơ bộ, chờ sau khi lắp đặt xong thùng chìm thứ 2, hút nước cho nổi lên và lắp đặt lại cả 2 thùng.

Sau khi đã hoàn tất lắp đặt, mở van lấy nước, chờ khi thủy triều lên đến đỉnh thì đóng van để tăng ổn định chống sóng, dòng chảy và đề phòng thùng lại nổi lên khi thủy triều thay đổị ( Tham khảo Nguyễn Trung Anh 2007, Nghiên cứu ứng dụng dạng thùng chìm bê tông cốt thép có buồng tiêu sóng trong xây dựng công trình biển ở Việt Nam)

Để tăng khả năng chống sóng của thùng chìm, cần lấp lòng thùng kịp thời ngay sau khi lắp đặt. Nhưng nếu điều kiện cho phép thì tốt nhất là sau khi lắp đặt xong 12 ngày, đo đạc lại vị trí, nếu vẫn đạt yêu cầu thì mới lấp thùng.

Vật liệu lấp thùng thường là cát, sỏi hay đá. Khi lấp cần lấp đều, chênh cao giữa 2 ô thùng cạnh nhau khống chế khoảng hở 1m trở xuống để tránh thùng bị nghiêng, tường ngăn bị nứt. Đối với bến liền bờ hay bến nhô, nên kết hợp lấp đất sau tường, tạo đường cho ô tô chở vật liệu ra lấp thùng.

Đối với bến trụ thường dùng xà lan chở vật liêu rồi dùng công nhân hay cần cẩu lấp thùng. Nếu lấp thùng bằng bêtông thì bơm cạn nước trong thùng (đổ bêtông ô nào thì bơm cạn nước ô đó).

Nếu lấp bằng cát, sỏi thì có thể đổ trực tiếp xuống nước và ở trên phải đậy bằng tấm bê tông để tránh bị sóng cuốn trôị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)