Thi công lõi đê sau khi đã thi công xong lớp nền đoạn đường dẫn, bãi tạm, mố nhô. Đá vận chuyển bằng đường bộ, tập kết tại khu vực bãi tạm. Thả đá vào rọ thép chuyển ra vị trí mố nhô và cẩu lắp lên sà lan, di chuyển sà lan đến vị trí đã được định vị tuyến, dùng cẩu trên xà lan (hoặc trên phao thép) thả rọđá làm lớp lõi đê phần 1. Sau khi đã thi công lõi đê phần 1 tiếp tục thi công lõi đê phần 2 (dưới nước) bằng cần cẩu lắp gầu ngoạm trên xà lan (hoặc trên phao thép) thảđá hộc tạo lớp lõi đê phần 2. Quá trình thi công lõi đê phần 2 kết hợp trạm lặn để thi công đảm bảo mái dốc thiết kế. Khi thi công phần lõi đê đến cao trình cách mặt nước thi công 1,5m thì dừng lại, sau đó tiếp tục thi công phần lõi bằng ô tô tựđổ để giảm chi phí thi công. Khi thi công lõi đê phải định vị vị trí tuyến sau đó dùng xà lan và cần cẩu thả đá theo đúng tuyến đã định vị. Trong quá trình thả đá phải tính toán vận tốc dòng chảy tránh tình trạng vật liệu bị trôi ra khỏi vị trí tuyến khi thả. Trên mặt cắt dọc khi dùng xà lan thả đá có thể thi công từ 2 bờ tiến vào giữạ Khi đạt đến cao trình cách mặt nước khoảng 1,5m sẽ dùng ô tô tựđổđổ vật liệu tiến từ 2 bờ vàọ Thi công phần 2 của lõi đê dùng xe đổđá lên phần mái đập thường không đúng với yêu cầu của thiết kế. Để khắc phục nhược điểm này ta phải sử dụng thiết bị lăn trong quá trình thi công lớp lõi 2. Để an toàn cho người và phương tiện trong quá trình thi công cao trình mặt đê phải đủ lớn, trên mực nước cao khoảng 50cm. Bề rộng mặt đê đang thi công tối thiểu phải trên 7m để cho người và xe máy đi lạị Trên mặt đê khi
dùng xe đổđá cần tạo mặt phẳng cho xe máy qua lại nhưng phải chú ý không được dùng nhiều thành phần hạt mịn để làm đường vận chuyển, điều này sẽ làm cho cấp phối hạt của lõi đê bị ảnh hưởng dễ bị xói khi có dòng chảy tác động vàọ Khi thi công lớp lõi đá hỗn hợp không được phép thảđá ở chiều cao lớn sẽ dẫn đến việc các viên đá lớn hơn lặn xuống dưới mặt dốc và các viên đá nhỏ thì ở lại trên đỉnh dễ bị xói mất, và có thể gây sụt - lún công trình.