Nguyên nhân do sóng tác động và dòng chảy tràn trên mặt đê xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 100)

giang

Cơ chế phá hủy chính của đê:

Khi đê bị sóng tràn có các nguyên nhân chính như sau:

- Phá hủy đỉnh đê và mái phía cảng khi nước tràn qua đỉnh đê.

- Phá hoại mái phía biển khi sức chịu tải của vật liệu bảo vệ không đủ lớn dưới tác động của sóng.

- Mất ổn định mái, sạt, trượt hai mái kéo dần đến thân đê. Cơ chế phá hoại đê thể hiện trong hình dướị

Hình 4 - 12: Cơ chế phá hoại đê điển hình của đê biển - Cơ chế 1, 2ª đã xảy ra và ảnh hưởng đến ổn định của thân đê.

Công trình đập nối hai đảo, có cao trình đỉnh đê mới đạt + 2,5m khi này gặp gió cấp 12 ngoài khơi (có vận tốc 32,78 m/s đến 36,94 m/s), chiều cao sóng ngoài khơi là Hmo = 13,2 m, Chu kỳ sóng nước sâu Tp = 13,79s.

Khi này cơ chế phá hỏng chính là nước tràn qua đỉnh và mái phía cảng. Dòng chảy đã bào mòn những hạt vật liệu kích thước nhỏ trước, sau đó các hạt lớn bị cuốn theo khi mà thế ổn định không đảm bảo, hậu quả gây mất ổn định cục bộ và làm dịch chuyển kết cấu khối lớn (đá to và cục TETRAPOD). Trong trường hợp này đoạn đê chịu lưu lượng nước tràn tăng dần khi xói tăng lên. Do địa hình khu vực bao bọc bở hai bên sườn của các quả núi Hòn La và Hòn Cỏ, dòng và sóng tập trung vào khu vực công trình. Khi này đê nối hai đảo chịu trực tiếp của dòng và sóng đến nó. Hướng nguy hiểm nhất là hướng vuông góc với trục đê.

Hình 4 - 13: Phân bố và độ lớn của dòng chảy tại tuyến công trình - cao trình đỉnh +2,5m Lúc ban đầu khi toàn tuyến đê đã khép kín thì dòng lưu chuyển động theo quy luật như hình vẽ số 4 - 8. Nhưng khi có nước tràn đỉnh, dòng chảy bào mòn vật liệu từ mặt đê và hai bên mái tạo thành rãnh xóị Khi đáy rãnh xói hạ thấp thì kéo theo cao độ đỉnh đê hạ xuống, lý luận theo công thức tính lưu lượng thì khi Rcp tăng lên sẽ kéo theo q tăng lên. Khi tuyến đê bị chọc thủng thì lỗ thủng hứng trực tiếp toàn bộ dòng chảy từ ngoài miệng loe dồn về làm lưu tốc dòng chảy càng tăng. Khi này các cục Tetrapod bị lực đẩy đủ làm dịch xô khỏi vị trí ban đầu của nó. Như vậy, vận tốc dòng tăng dần lên khi diện tích xói lở tăng lên. Trước tác động của dòng nước với vận tốc V= 5,22m/s đã xô đẩy các khối Tetrapod đúc sẵn theo dòng nước và dịch xa so với trí ban đầu của nó đến hàng chục mét.

Hình 4 - 14: Đoạn đê bị phá hoại xói tận đáy nền và các cục bê tông dị hình một số còn sót lại trên nền đê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)