Phá hoại ở mái đê phía cảng (phía trong)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 103)

Khi sóng tràn qua mái đê sẽ chảy theo mái xuống chân, vận tốc dòng tăng lên, nếu mái là trơn. Với đê khi mái nghiêng được bảo vệ bằng đá hộc có kích thước đá xô bồ 10 đến 200 kg có độ nhám của mái khá lớn. Dưới tác động của dòng chảy mặt cắt ngang đê từ hình thang cân sẽ chuyển ra hình thang lệch và có thể là dạng tam giác –mô phỏng các giai đoạn biến dạng mặt cắt ngang đê như các hình dưới đâỵ

Hình 4 - 17: Mặt cắt ban đầu đê chưa bị biến dạng do bào mòn vật liệu

Hình 4 - 18: Dòng chảy tràn đã làm dịch chuyển đá về chân dốc và tạo thành hình thang lệch

Khi này hòn đá phải chịu vận tốc dòng đẩy đị Theo nghiên cứu của I -Zơ- Bát thì kích thước hòn đá khi bị lật và dịch chuyển trên mái kè tương ứng vận tốc và

đường kính của viên đá được xác định qua công thức Vmax như saụ Khi hòn đá trượt nghiêng trên mái kè thì tính theo Vmax:

V Max = 1.2* (γ1 γ )2g D γ − (4.15) Trong đó: γ1: Dung trọng của đá bằng 2,3 (t/m3). γ: Dung trọng của nước bằng 1,024 (t/m3). D: Đường kính quy đổi hòn đá (m). G: gia tốc trọng trường (m/s2).

Với Vmax = 5,22/s. tương ứng thay vào công thức ta được D = 0,756m = 75,6cm Với vận tốc này những hòn đá có đường kính quy đổi nhỏ hơn D = 75,6 cm sẽ bị cuốn trôi, khi hòn nhỏ bị cuốn đi tạo chỗ lõm và gây mất ổn định hòn bên, tiếp tục các hòn khác kề bên sẽ dịch chuyển, tạo mặt lõm. Quá trình trên xuất phát từ chỗ yếu nhất, rồi phát triển rộng ra và sâu thêm theo thời gian. Đến khi lòng dẫn tiếp cận chân của cục Tetrapords thì nó vừa bị mất cân bằng vừa bị lực xung theo chu kỳ con sóng, đẩy cục bê tông dị hình dịch chuyển về phía cảng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 103)