Đối với vật liệu dùng làm lõi đ ê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 110)

Trong hầu hết các trường hợp, vật liệu của lớp kè phía dưới đầu tiên phải chọn lựa sao cho lõi đê có thể đặt ngay dưới nó. Lên chọn tỷ lệ trọng lượng giữa lớp kè phía dưới đầu tiên và lõi vào khoảng 1/10 đến 1/25, thì vật liệu lõi sẽ có hệ số từ 100 đến 625 nhẹ hơn một chút so với vật liệu lớp phủ. Điều này có nghĩa là thông thường không cần phải dùng thêm một lớp nữa nằm giữa lớp lõi và lớp phía dưới đầu tiên.

Đối với lõi đê phải dùng loại đá sao cho trong bất cứ hoàn cảnh nào viên đá đều không bị quá tảị Vật liệu sử dụng phải được biểu thị các kích thước hạt mịn hơn trong đường cong cấp phối hạt lên sử dụng những loại đá có khoảng phân bố rộng (1,5<D85/D15<2,5) đến rất rộng (D85/D15<2,5). Trong hồ sơ thiết kế của đê chắn sóng Hòn la phần lõi đê được chia thành 2 phần. Phần lõi thi công trước dùng rọ thép để giữ và ổn định vật liệu là rất phù hợp. Phần thứ 2 là đá hộc không phân loại có trọng lượng từ 10÷200Kg/viên để tăng cường tính chịu tải của lõi nhưng lại làm ảnh hưởng đến sự lan truyền sóng và mức độ kín cát.

Đối với vật liệu thi công phải xác định nguồn vật liệu đá, đá đổ và đá khối xếp phải có cường độ Rn≥ 700kg/cm2, cường độở trạng thái bão hòa nước Rbh≥

500kg/cm2, mặt đá khối xếp phải phẳng, không nứt, tỉ trọng γ≥ 2,6T/m3, độ hấp thụ nước < 3%, trị số mài mòn < 15%. Viên đá phải có hình lăng trụ và kích thước lớn nhất không quá hai lần kích thước nhỏ nhất. Kích cỡ của các viên đá phải trong vòng ± 30% kích cỡ của viên đá có trọng lượng danh định (đá 1,5T; 1T; 200kg) nhưng phải có ít nhất 50% cao hơn kích cỡ của viên đá có trọng lượng danh định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế xói lở do sóng tràn qua đập phá sóng đang thi công và giải pháp bảo vệ - Ứng dụng tính toán cho công trình cảng Hòn La - Quảng Bình (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)