Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp dịch vụ công ích quận Bình Thạnh (Trang 27)

- Thứ nhất, giám sát từ bên trong: là giám sát nội bộ do các tổ chức của doanh nghiệp như kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, thanh tra nhân dân, doanh nghiệp tự thực hiện;

- Thứ hai, giám sát từ bên ngoài: là giám sát do cơ quan chức năng của nhà nước hoặc các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh nghiệp tổ chức thực hiện. Việc giám sát

bên ngoài doanh nghiệp được thực hiện dưới hai hình thức:

+ Một là, giám sát gián tiếp: là theo dõi và kiểm tra từ xa thông qua báo cáo tài chính, thống kê và chế độ báo cáo khác do các cơ quan chức năng của nhà nước quy định, thông qua báo cáo tình hình tài chính tại thị trường vốn, thị trường chứng khoán;

+ Hai là, giám sát trực tiếp: được thực hiện bằng các hoạt động kiểm tra, thanh tra, khảo sát nắm tình hình trực tiếp tại doanh nghiệp;

- Thứ ba, thông qua các công ty tư vấn (bao gồm công ty tư vấn tài chính kế toán, thuế, các công ty kiểm toán độc lập, công ty đánh giá tài sản...) để thực hiện các dịch vụ về giám sát doanh nghiệp;

- Thứ tư, có thể giám sát trước, trong quá trình thực hiện và sau khi thực hiện:

+ Giám sát trước khi thực hiện là việc kiểm tra tính khả thi của các dự án như kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn; dự án đầu tư xây dựng hoặc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án huy động vốn.

+ Giám sát trong quá trình thực hiện là theo dõi, kiểm tra hoặc thanh tra tính hiệu lực của các quy định pháp luật, nguyên tắc quản lý điều hành của doanh nghiệp và hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp;

+ Giám sát sau khi thực hiện là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra các kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo kết quả hoặc quyết toán định kỳ và giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật, quyết định của chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhà quản lý phải tiến hành phân tích tài chính.

Phân tích tài chính bao gồm:

- Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn;

- Thứ hai, đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán;

- Thứ ba, tính toán và xác định mức độ có thể lượng hóa của các nhân tố ảnh hưởng

đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả

để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của

doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng hai phương pháp: phương pháp phân tích ngang và phương pháp phân tích dọc.

- Phân tích ngang: là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính.

- Phân tích dọc: là việc sử dụng các quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau để rút ra kết luận.

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:

+ Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính + Phân tích các hoạt động về vốn

+ Phân tích các tỷ số tài chính.

* Phân tích các hoạt động về vốn như: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Phân tích các tỷ số tài chính: Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính

chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính. Gồm:

+ Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán + Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn + Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động + Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời.

Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số

được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Dưới đây là bốn nhóm tỷ số thường dùng để phân tích, đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp:

Nhóm tỷ số về thanh toán:

Bao gồm: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh.

(GS.TS.Trần Ngọc Thơ, 2005)

Tỷ số thanh toán hiện hành =Tài sản ngắn hạn (TSNH) / Nợ ngắn hạn (NNH).

Tỷ số này cho thấy DN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản NNH. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của DN.

Tỷ số thanh toán nhanh = (TSNH – Hàng tồn kho (HTK)) / NNH.

Tỷ số này đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào tính toán. HTK được bỏ ra vì khi cần tiền mặt để trả nợ, thì tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Nhóm tỷ số hoạt động, Bao gồm:

+ Số vòng quay các khoản phải thu

+ Số vòng quay hàng tồn kho + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định + Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản + Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần.

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu.

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Vốn cổ phần.

Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính:

Bao gồm: Tỷ số nợ trên tài sản; Tỷ số nợ/vốn cổ phần; Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần; Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần; Khả năng thanh toán lãi vay. Tỷ số nợ trên tài sản = Nợ phải trả / Tổng tài sản.

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay.

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Nợ phải trả / Vốn cổ phần.

Tỷ số này cho biết các nhà cho vay tài trợ cho doanh nghiệp bao nhiêu so với

vốn của doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Tỷ số này cho biết vốn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay dài hạn là bao nhiêu cho sản xuất kinh doanh.

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tổng tài sản / Vốn cổ phần.

Tỷ số này cho biết vốn cổ phần chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Vì tài sản được hình thành từ 2 nguồn: Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi vay.

Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm

bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản. Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán.

Nhóm tỷ số sinh lợi:

Bao gồm: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu; Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản; Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần.

Tỷ số sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần.

Tỷ số này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần.

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.

Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau:

Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin

- Thông tin kế toán nội bộ. - Thông tin khác từ bên ngoài.

áp dụng các công cụ phân tích - Xử lý thông tin kế toán. - Tính toán các chỉ số. - Tập hợp các bảng biểu.

Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số, bảng

biểu - Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn.

- Điểm mạnh và điểm yếu.

- Cân bằng tài chính.

- Năng lực hoạt động tài chính. - Cơ cấu vốn và chi phí vốn. - Cơ cấu đầu tư và doanh lợi.

Phân tích thuyết minh - Nguyên nhân khó khăn.

- Phương tiện thành công và điều kiện bất lợi.

Tổng hợp quan sát

Tiên lượng và chỉ dẫn

Xác định :

- Hướng phát triển.

- Giải pháp tài chính hoặc giải pháp khác.

Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc bỏ

qua một số bước tùy thuộc vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp dịch vụ công ích quận Bình Thạnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)