Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp dịch vụ công ích quận Bình Thạnh (Trang 102)

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài khoản khác tăng 14,013,622,529 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 55,82%. Công ty đang bán các tài sản cố định, thanh lý bớt tài sản không sử dụng. Tuy nhiên với tỷ lệ tăng 55,82% sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của công ty cần các địa điểm để làm tiền đề phát triển.

So sánh năm 2013 và năm 2012

Lưu chuyển tiền tệ năm 2013 và năm 2012 đã tăng 10,124,462,164 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,78%, nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động của lưu chuyển tiền tệ trong 2 năm qua, chúng ta lần lượt xem xét:

Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng

9,037,034,749 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 32.58%. Hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển tốt, các dịch vụ đang cung cấp khoản thu rất lớn cho công ty;

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ tăng 8,567,141,405 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 62.17%. Đây là năm thứ 2 tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ tăng, và còn tăng rất cao (62.17%). Công ty nên lưu ý tránh phải chịu thêm lãi vay đối với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ;

Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 430,252,958 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 57,96%. Công ty nên xem xét kỹ về tiền chi nộp thu thuế doanh nghiệp, tránh trường hợp để cơ quan thuế phạt hành chính và nộp trễ hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài khoản dài hạn khác giảm

268,937637 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 16,71%. Chứng tỏ công ty đang giảm quy mô phát triển, tập trung vào những cơ sở, chi nhánh, đại lý đang hoạt động.

CHƯƠNG 4

GII PHÁP HOÀN THIN CÔNG TÁC QUN TR VN

NHÀ NƯỚC TI DOANH NGHIP DCH V CÔNG ÍCH

QUN BÌNH THNH

Trong Chương 3 tác giả đã trình bày khái quát giới thiệu một cách tổng quan về Doanh nghiệp Dịch Vụ Công Ích Quận Bình Thạnh, phân tích khái quát và chi tiết tình hình kinh doanh và công tác quản trị nguồn vốn trong 3 năm thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ. Thông qua việc phân tích này tác giả đã chỉ ra cho lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy được những thành tựu và những tồn tại trong công tác quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời gian qua. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong Chương 4 để nâng cao hiệu quả của việc quản trị trong kinh doanh. Việc doanh nghiệp tồn tại và phát triển như thế nào trong tương lai đều phụ thuộc rất lớn vào công tác quản trị nguồn vốn. Vì khi phát sinh công việc là phát sinh tài chính, việc quản lý và kiểm soát tài chính như thế nào là công việc vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bộ phận và sự chỉ đạo kịp thời từ lãnh đạo doanh nghiệp.

4.1. Đánh giá chung về hoạt động quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp 4.1.1. Thành tựu

Từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, nhìn chung doanh nghiệp đã thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý vốn và tài sản nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên như: đã sử dụng đất được giao đúng mục đích, doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối

với Nhà nước; doanh nghiệp rất chủ động trong quản lý TSCĐ và TSLĐ (các khoản

phải thu, hàng tồn kho, ngân quỹ), tích cực đưa ra các biện pháp để khai thác sử dụng triệt để các tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: thực hiện cho thuê mặt

bằng những mảnh đất tạm thời chưa sử dụng, xây dựng nhà xưởng để cho thuê, đề

xuất với Ủy Ban Nhân Dân quận Bình Thạnh biện pháp xử lý các tài sản không cần

dùng và không thể dùng...;

Thứ hai, doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước giao để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp cũng như để thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên

Hoạt động giám sát (định kỳ và đột xuất) của các đơn vị quản lý cấp trên (Ủy Ban Nhân Dân quận Bình Thạnh) cũng thu được những kết quả nhất định như đã nêu trên, bên cạnh việc chỉ ra và điều chỉnh một số điểm bất hợp lý (qua đó phía doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm) còn đưa ra những đề xuất về cơ cấu vốn, về thủ tục lập dự án... nhằm giúp doanh nghiệp quản lý vốn được giao tốt hơn. Một trong những kết quả thu được từ hoạt động giám sát, đã lành mạnh hoá báo cáo tài chính, góp phần tích cực vào việc đảm bảo khả năng thanh toán, giảm bớt chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần đưa doanh nghiệp từ kinh doanh bị lỗ sang có lãi, nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao. Nhờ những nỗ lực quản lý từ cả hai phía mà trong những năm gần đây doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi và lãi luôn tăng .

4.1.2. Hạn chế

Từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, quỹ đất của doanh nghiệp chưa được tận dụng triệt để, còn những khoảng đất khác bị bỏ hoang rất lãng phí và hiện cũng chưa có kế hoạch khai thác sử dụng số đất này trong khi tiền thuê đất vẫn tính cho cả những mảnh đất đó

Thứ hai, công tác quản lý chi phí tuy có tiến bộ song vẫn chưa đạt yêu cầu Thứ ba, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp chưa hợp lý.

Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, trong Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày7/6/2009 quy định, trước khi giao vốn, doanh nghiệp phải xác định rõ những tồn tại về mặt tài chính (tài sản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ luỹ kế, các khoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độ hiện hành. Việc giao vốn lại cho doanh nghiệp vào 1/7/2010 tồn tại một vấn đề lớn là việc đánh giá lại giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã không được Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh tiến hành một cách nghiêm túc, kết quả kiểm kê hàng tồn kho kém, mất phẩm chất do doanh nghiệp thực hiện và sau đó được chính Ủy ban nhân

dân Quận Bình Thạnh cũng đã kiểm tra xác nhận minh chứng cho điều này

Thứ hai, doanh nghiệp được giao đất theo biên bản giao vốn cho doanh nghiệp năm 2010, nhưng chỉ là đất giao trên danh nghĩa vì trên biên bản ghi giá trị mảnh đất (diện tích gần 4 ha ở vị trí khá đẹp) chỉ có hơn một tỷ đồng, do đó sự hiện diện của đất (chính xác phải là quyền sử dụng đất) trong biên bản giao vốn chỉ có ý nghĩa giúp quản lý diện tích doanh nghiệp sử dụng mà thôi; ngoài ra, mảnh đất được giao nằm trong khu vực chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, doanh nghiệp đã phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước như một đối tượng thuê đất (doanh nghiệp đóng tiền thuê đất hàng năm), doanh nghiệp không thể thế chấp

quyền sử dụng mảnh đất được giao để vay vốn ngân hàng

Thứ ba, hàng tồn kho có một lượng lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng hiện

không thể đưa vào sản xuất (hoặc do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc do chúng phục vụ cho việc sản xuất những sản phẩm mà doanh nghiệp đã ngừng sản xuất thời gian trước); giá trị thực tế của chúng theo đánh giá lại chỉ bằng một nửa so với giá trị ghi trên sổ sách, song công văn xin giảm vốn và biện pháp xử lý số hàng này (đã gửi lên Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh từ lâu) đến nay vẫn

chưa được duyệt; doanh nghiệp hiện không có điều kiện phân bổ phần giảm giá này vào chi phí kinh doanh

Thứ tư, sự quản lý của Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh còn những điểm bất cập như quyết định điều chuyển vốn khỏi doanh nghiệp khiến cơ cấu vốn của Nhà máy không hợp lý (sau có kiến nghị của kiểm toán nhà nước mới điều chuyển lại số vốn này năm 2012); Bộ tài chính vẫn chưa duyệt phương án nhượng bán, thanh lý số hàng tồn này (chúng tiếp tục xuống giá nhanh chóng) và giải quyết cho doanh nghiệp được giảm vốn vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho.

4.1.3. Nguyên nhân

Từ phía doanh nghiệp

Từ trình độ, năng lực của bộ máy quản lý, cán bộ quản lý mặc dù đã có sự

am hiểu nhất định đối với lĩnh vực mình quản lý song vẫn mắc những sai sót như đã

nêu ở trên đồng thời cũng chưa có kế hoạch để tận dụng triệt để diện tích đất được giao; cấp trên giao vốn đã không được tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cẩn thận;

Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên

Thứ nhất, từ phía các chính sách quản lý, nhiều khó khăn nảy sinh khi doanh

nghiệp áp dụng các qui định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại doanh

nghiệp nhà nước và Quy chế tài chính của Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh. Các quy định trong Quy chế tài chính của Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh có nhiều điểm bất cập như: quy định về hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên, số dư tiền gửi trên tài khoản của đơn vị, quy định tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của doanh nghiệp, số tiền nợ tối đa cho một khách hàng, quy định việc chi hoa hồng môi giới không vượt quá 3% doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ môi giới (thực tế điều này phải căn cứ vào việc môi giới có đem lại hiệu quả hay

không)...Việc quy định quá nhiều việc phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên không những làm giảm tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, mà cấp trên do có quá nhiều việc phải giải quyết dẫn tới quá tải, chậm chễ, những yếu tố đó ảnh hưởng

không tốt tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thứ hai, từ tổ chức bộ máy quản lý, trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước. Trách nhiệm cá nhân trong quản lý chưa được phân định rạch ròi cũng như việc hạn chế sự chủ động sáng tạo của doanh nghiệp. Việc phải thông qua quá nhiều cấp quản lý gây chậm chễ, đôi khi gây ra những thiệt hại không nhỏ với vốn nhà nước tại nhà máy (vụ việc hàng tồn kho kém, mất phẩm chất đã nêu trên là một ví dụ).

Thứ ba, từ phía môi trường kinh tế. Trong thời gian qua do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: giá nhiều yếu tố đầu vào biến động thất thường điều đó gây khó khăn rất lớn cho hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh

4.2.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2014 -2018

Theo chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 có tính tới phương hướng năm 2020, Công ty xác định không đầu tư kinh doanh ra ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp và nhiệm vụ đặt ra là phải tích lũy thêm nguồn vốn để tạo đột phá trong ngành nghề kinh doanh chính, thực hiện các chương trình trọng điểm của thành phố về môi trường đô thị, nâng cao năng lực lãnh đạo hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành phát huy dân chủ, nâng cao tính tích cực , sáng tạo, năng động của mọi nguồn lực nhằm tiếp tục đổi mới toàn diện, phát triển vững chắc, làm nền tảng để xây dựng công ty trở thành một trong những đơn vị

mạnh của thành phố về môi trường đô thị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển của thành phố.

Cụ thể từng giai đoạn phát triển như sau :

Giai đoạn 1 : Đến năm 2016, tập trung đầu tư, chuyên môn hóa các thiết bị

thu gom nhằm đảm bảo năng lực vận chuyển rác trên địa bàn Quận; Nghiên cứu tìm

hiểu địa điểm thích hợp để xây dựng bô trung chuyển rác; Xây dựng và mở rộng vườn ươm công viên cây xanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh cây kiểng, hợp tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tư với các đơn vị chuyên ngành nhằm tạo nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu phủ

xanh trên địa bàn quận; Đẩy mạnh công tác cơ giới hóa các thiết bị nạo vét, vớt rác hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo kênh rạch luôn thông thoáng, sạch đẹp, đẩy

mạnh công tác chống ngập úng trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Giai đoạn 2 : Từ 2016 đến 2020, tập trung nguồn lực, tìm kiếm đối tác, đầu tư liên doanh, liên kết phát triển vệ sinh môi trường, công viên cây xanh.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 3% đến 5%.

Xác định nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính :

Tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích chủ yếu trên địa bàn quận Bình Thạnh quy định tại điểm 2.1 mục 2 phần I . Cụ thể:

- Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác (Mã ngành 8129): Vệ sinh đô thị; - Hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và các dịch vụ xã hội khác (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc) (Mã ngành 8412): Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước giao Quận quản lý. Tổ chức ký hợp đồng cho thuê nhà và thu tiền thuê nhà theo quy định của Nhà nước. Tổ chức tiếp nhận, quản lý, điều chỉnh, thu hồi, các loại nhà thuộc sở hữu nhà nước, giao nhận, quản lý. Tham gia chương trình giải tỏa và xây dựng bố trí tái định cư theo quy hoạch của thành phố.

Quản lý cây xanh, công viên. Quản lý bảo dưỡng và phát triển hệ thống công trình công cộng (nhà vệ sinh, vỉa hè, quản lý hệ thống đèn chiếu sáng dân lập);

- Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan (Mã ngành 8130): Tu bổ và phát triển cây xanh, công viên;

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí (Mã ngành

4322): Nạo vét cống, kênh rạch và sửa chữa nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Tổ chức lại sản xuất kinh doanh chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên:

Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích quận Bình Thạnh không có doanh nghiệp thành viên. Công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thành Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong giai đoạn sau năm 2015 theo Văn bản số 1754/TTg-ĐMDN ngày 25/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức bộ máy, hệ thống tổ chức quản lý điều hành, lực lượng lao động, tăng cường nguồn nhân lực:

Đánh giá về nguồn nhân lực tại đơn vị, hiện tại với lực lượng lao động lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm cộng với sự nhiệt tình, năng động đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị hiện nay. Lực lượng quản lý có năng lực, trình độ đã thực hiện rất tốt vai trò điều hành của mình. Hệ thống phân cấp quản lý nội bộ chặt chẽ, khoa học, giữa các phòng ban chức năng có sự quan hệ hỗ trợ đã đảm bảo cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Để tăng cường nguồn nhân lực, trong thời gian tới đơn vị phải tiến hành sắp xếp lại lao động theo hướng chuyên môn hóa từng nhóm công việc, tập trung đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nâng cao trình độ văn hóa để chuẩn hóa đội ngũ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp dịch vụ công ích quận Bình Thạnh (Trang 102)