Nguồn vốn của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để thực hiện dự án như: dự án khu nhà ở phường 13, đầu tư xe ép rác, trạm trung chuyển, xe tải, các phương tiện phục vụ cho hoạt động công ích và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. Nguồn vốn điều lệ của công ty còn quá hạn chế đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2018 có tính tới phương hướng năm 2020, doanh nghiệp đưa ra phương án giải quyết nhu cầu
vốn điều lệ tăng thêm để đảm bảo năng lực tài chính giai đoạn 2014-2020:
Đơn vị tính: triệu đồng TT Chi tiêu Tổng số Trong đó: Từ 2014 đến 2016 Từ 2016 đến 2018 1 Vốn điều lệ hiện có đến 31/12/2013 14.844
2 Vốn đầu tư cần thiết để thực hiện dự án 86.508
3 Xác định vốn điều lệ bổ sung theo TT
117/2010/TT-BTC: (3)= (1)+(2) x 30%
40.796
5 Vốn điều lệ thiếu đề nghị bổ sung so với
vốn điều lệ được duyệt theo TT 117
25.952
6 Vốn điều lệ thiếu so với vốn điều lệ hiện có Công ty đề nghị bổ sung giai đoạn 2014 - 2018
15.156
7 Nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ
- Lợi nhuận sau thuế:
15.156 4.546 11.510 900 3.646 3.646
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 10.610 10.610
8 Vốn điều lệ mới từ 2014- 2018 30.000
Nguồn: Báo cáo bổ sung và lộ trình bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo năng lực
tài chính giai đoạn 2014-2018 của Công ty
Cụ thể:
- Năm 2014: 400 triệu đồng (từ nguồn lợi nhuận sau thuế)
- Năm 2015: 11.110 triệu đồng, trong đó:
+ Từ lợi nhuận sau thuế năm 2015: 500 triệu đồng
+ Từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương còn tạm giữ tại thành phố cho Công ty là 10.610 triệu đồng theo Công văn số 5008/UBND-CNN ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Tài chính về việc sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp
xếp doanh nghiệp trung ương còn tạm giữ tại thành phố để bổ sung vốn điều lệ cho
các doanh nghiệp TNHH 100% vốn nhà nước làm nhiệm vụ công ích - Năm 2016: 1.600 triệu đồng (từ nguồn lợi nhuận sau thuế) - Năm 2017: 2.046 triệu đồng (từ nguồn lợi nhuận sau thuế) - Năm 2018: 2.416 triệu đồng (từ nguồn lợi nhuận sau thuế)
Cơ cấu lại vốn:
Công ty rất chú trọng đến tỷ lệ giữa vốn tài sản cố định và vốn lưu động; nhằm có biện pháp đảm bảo đủ vốn để công ty triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Có kế hoạch sử dụng vốn cho kinh doanh theo nhu cầu và hiệu quả, đẩy
nhanh tốc độ quay vòng vốn nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn.
* Phương án tái cơ cấu tổ chức - bộ máy doanh nghiệp :
- Kiện toàn và trẻ hóa bộ máy quản lý điều hành hoạt động Công ty theo hướng tinh gọn, phù hợp với nghiệp vụ chuyên môn của từng người nhằm đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, kế hoạch sử dụng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
- Đổi mới, sắp xếp và cấu trúc lại mô hình tổ chức, quản lý, quản trị doanh nghiệp theo kịp xu thế quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại trên thế giới, phù hợp với xu thế hội nhập và chủ trương của Nhà nước.
- Phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đủ trình độ và hợp lý về cơ cấu ngành
nghề, có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu
hiện tại và định hướng phát triển của doanh nghiệp; Tăng cường tính chủ động trong công tác lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực của doanh nghiệp theo nhu cầu quản lý và sản xuất – kinh doanh.
- Xây dựng chính sách ưu đãi, trọng dụng người tài và gắn thu nhập với hiệu
quả công việc thực tế. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên và người lao động.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy sau khi tái cơ cấu :
+ Viên chức quản lý :
- Hội đồng Thành viên;
- Ban Giám đốc Công ty;
- Kiểm soát viên - Kế toán trưởng;
+ Các phòng nghiệp vụ :
- Phòng Tổ chức - Hành chính; - Phòng Kế toán Tài vụ;
- Phòng Kế Hoạch - Kinh doanh; - Phòng Kỹ Thuật ;
- Phòng quản lý nhà;
* Phương án tái cơ cấu lực lượng lao động :
Trên cơ sở lao động hiện có, mỗi năm công ty thực hiện đánh giá nhu cầu sử
lao động để có kế hoạch bố trí cho phù hợp. Giải quyết số lao động dôi dư để thay thế cho người lao động nghỉ hưu, nghỉ việc cho phù hợp với quy định pháp luật,
trong đó chú trọng đến yếu tố thay thế lao động nhằm tăng năng suất lao động, nâng
cao năng lực cá nhân, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương án công nghệ :
- Phương án đổi mới công nghệ : Nghiên cứu đổi mới quy trình thu gom rác bằng xe cơ giới.
- Phương án ứng dụng công nghệ thông tin : Xây dựng trang web công ty với
mục đích quảng bá hoạt động của doanh nghiệp đến các đối tác. Tiếp tục ứng dụng các phần mềm quản lý điều hành đang sử dụng tại doanh nghiệp, song song đó xây dựng các phầm mềm cho công tác quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu tiền rác
theo Quyết định 88 …
- Để tăng cường cách thức quản trị và điều hành, cần phải đổi mới trong công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, cần có những thay đổi căn bản trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý như: chuyển từ
mua các phần mềm đơn lẻ cho từng phòng ban như là một công cụ hỗ trợ những công việc cụ thể sang xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp, thực hiện việc quản trị điều hành toàn các quy trình sản xuất kinh doanh chính trên nền tảng công
nghệ thông tin. Hệ thống giải pháp ERP quản lý toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp đạt
hiệu quả:
- Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chính trong doanh nghiệp trên máy theo quy trình dòng chảy công việc (work-flow). Ngay sau khi công việc được thực hiện xong ở một công đoạn thì thông tin cập nhật sẽ có ngay cho mọi người tham gia đều biết, giúp cho mỗi người có đủ thông tin để thực hiện công việc tiếp theo. Điều này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và tăng sự hài lòng của
khách hàng cũng như của các đối tác.
- Thông tin được cấp nhật thống nhất, toàn diện và được tổng hợp, cung cấp kịp thời giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể cũng như những phân tích chi tiết, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều hành và ra quyết định.
- Các phòng ban làm việc theo quy trình liên kết, trao đổi chặt chẽ với nhau trên máy giúp nâng cao văn hóa làm việc phối hợp và đồng bộ. Dựa vào phân quyền truy cập thông tin có thể ủy quyền cho cấp dưới giải quyết công việc, công việc sẽ tiến triển nhanh hơn, không phải chờ đợi cấp trên quyết định, nhân viên được phát triển cá nhân, làm việc sáng tạo, năng động, còn cán bộ sẽ được tập trung vào các công việc quản lý, điều hành.