Các mẫu màng sau khi cắt được cho vào tủ sấy ở 105 oC trong 4 giờ cho khô hoàn toàn rồi đem cân bằng cân phân tích để xác định khối lượng khô. Sau đó, để màng hút ẩm tự nhiên đến khi đạt khối lượng bằng 107 % khối lượng khô thì đem màng đo độ kéo đứt để loại bỏ ảnh hưởng của ẩm độ màng đến kết quả đo. Do đó, các màng được chọn đo ở ẩm độ 6,52 % theo căn bản ướt.
Ghi nhận giá trị Fmax (N) thể hiện lực cực đại và Dmax (mm) là độ giãn cực đại mà màng chịu được trước khi bị đâm thủng, công phá hủy màng Ar (N.mm)
Từ các giá trị đo, so sánh và đánh giá ảnh hưởng của phụ gia glyoxal 40 % đến các tính chất cơ lý của màng, tìm ra màng có các tính chất tối ưu nhất.
3.3.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu tạo màng từ tinh bột biến tính acetate có bổ sung glyoxal để tạo liên kết crosslink tăng độ bền cho màng sung glyoxal để tạo liên kết crosslink tăng độ bền cho màng
Mục đích thí nghiệm
Tổng hợp màng polymer tự phân hủy sinh học tương tự ở thí nghiệm 1, sử dụng tinh bột sắn biến tính acetate thay thế cho tinh bột sắn, bổ sung thêm phụ gia là dung dịch glyoxal 40 %.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đổ màng được bố trí kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn như bảng 3.4.
Yếu tố thí nghiệm là ảnh hưởng của tinh bột biến tính acetate và tỷ lệ bổ sung glyoxal trong công thức đổ màng lên các tính chất cảm quan của màng.
Quy trình đổ màng được đảm bảo giống nhau với các nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Bảng 3.4. Bố trí thí nghiệm đổ màng thí nghiệm 4 Lặp lại Mẫu màng Lặp lại Mẫu màng Lần 1 B2 B0 B1 B3 Lần 2 B0 B2 B3 B1 Lần 3 B1 B0 B3 B2 Phƣơng pháp tiến hành
Tiến hành thí nghiệm và sử dụng các công thức tạo màng tương tự như ở thí nghiệm 1, thay thế tinh bột sắn bằng tinh bột sắn biến tính acetate.
Thí nghiệm bổ sung glyoxal có thành phần khô chiếm tỷ lệ 1,5 %, 3 %, 5 % so với tổng khối lượng khô của tinh bột và PVA.
Chỉ tiêu đánh giá
Màng sau khi bóc khỏi khuôn được đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi, độ trong, độ láng bóng, độ dính giữa các màng với nhau và độ dày các màng.
Quá trình đo độ dày các màng được thực hiện tương tự như ở thí nghiệm 1.
3.3.5. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ glyoxal bổ sung đến độ bền kéo đứt và độ bền đâm thủng của các màng tạo thành từ tinh bột biến tính acetate ở thí nghiệm 3
Mục đích thí nghiệm
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ glyoxal bổ sung đến độ bền kéo đứt, độ bền đâm thủng, độ giãn kéo đứt và độ giãn đâm thủng của màng đối với đầu đo hình cầu. Tìm ra màng có các tính chất tối ưu nhất.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn như bảng 3.5.
Yếu tố nghiên cứu là ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung glyoxal trong hỗn hợp tinh bột nguyên liệu lên độ bền kéo giãn, độ bền đâm thủng và công phá hủy màng.
Độ ẩm và độ dày các màng cần đảm bảo tương đối giống nhau tại thời điểm đo cấu trúc.
Bảng 3.5. Bố trí thí nghiệm đo độ bền kéo đứt và độ bền đâm thủng
Lặp lại Mẫu màng
Lần 1 B1 B0 B3 B2
Lần 2 B0 B2 B3 B1
Lần 3 B2 B3 B1 B0
Chỉ tiêu đánh giá
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung glyoxal đến độ bền kéo đứt, độ bền đâm thủng, độ giãn kéo, độ giãn đâm thủng và công phá hủy màng tạo thành từ tinh bột biến tính acetate.
Phƣơng pháp thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành tương tự như ở thí nghiệm 2.
3.3.6. Thí nghiệm 5: Đánh giá độ bền kéo đứt và độ bền đâm thủng giữa 2 loại màng tạo thành từ tinh bột sắn và tinh bột biến tính acetate có bổ sung glyoxal
Mục đích thí nghiệm
So sánh độ bền của 2 loại màng tạo thành từ tinh bột sắn và tinh bột biến tính acetate.
Đánh giá khả năng tăng độ bền của glyoxal với tinh bột sắn và tinh bột biến tính acetate.
Chỉ tiêu đánh giá
Độ bền của các màng đo được ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 4. Phƣơng pháp thí nghiệm
Tiến hành phân tích, so sánh các cặp số liệu ứng với các tỷ lệ bổ sung glyoxal 0 %, 1,5 %, 3 %, 5 % của các màng tạo thành từ tinh bột sắn và tinh bột biến tính acetate.
3.3.7. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tinh bột biến tính acetate và tỷ lệ glyoxal đến khả năng hút ẩm của màng trong điều kiện môi trƣờng bình thƣờng
Mục đích thí nghiệm
Đánh giá ảnh hưởng của tinh bột biến tính acetate và glyoxal đến khả năng hút ẩm của màng tạo thành trong điều kiện môi trường bình thường ở phòng thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm
Các màng được cắt thành mẫu kích thước giống nhau, được sấy khô ở cùng nhiệt độ và được để hút ẩm ở vị trí giống nhau, các thời điểm xác định ẩm độ giống nhau.
Chỉ tiêu đánh giá
Độ ẩm của các màng thí nghiệm ở những thời điểm khác nhau. Phƣơng pháp thực hiện
Cắt 4 mẫu màng với kích thước mỗi màng 60 mm x 60 mm, có độ dày giống nhau lần lượt của 4 nghiệm thức tỷ lệ glyoxal 0 %, 1,5 %, 3 %, 5 %. Cho mỗi mẫu vào một chén nhôm sạch rồi cho vào tủ sấy ở 105 oC trong 4 giờ cho khô hoàn toàn. Cân để xác định khối lượng khô của mỗi mẫu. Để 4 chén ngoài môi trường bình thường và tiến hành cân các mẫu sau những khoảng thời gian xác định để xác định khối lượng sau khi hút ẩm từ đó tính được độ ẩm của các mẫu (tính theo căn bản ướt).
Tương tự, cắt 2 mẫu của 2 loại màng Adc và B0 và tiến hành thí nghiệm tương tự để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến ẩm độ màng của tinh bột biến tính acetate so với tinh bột sắn thường.
So sánh độ ẩm các mẫu từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của glyoxal đến độ hút ẩm của các màng.