Nguyên liệu
Độ ẩm ban đầu trung bình
( %)
Tinh bột sắn 10 ± 1,24
Tinh bột sắn biến tính acetate 14,09 ± 1,63
PVA 217 4,83 ± 0,72
Sorbitol 2,25 ± 0,12
Glycerol 0 ± 0,01
Glyoxal 60 ± 0,01
Công thức tạo màng được tính trên tỷ lệ khối lượng khô, do đó cần phải tính thêm lượng ẩm của nguyên liệu để xác định chính xác khối lượng thực cân và lượng nước cần phải bổ sung.
4.2. Tính cảm quan của màng polymer ở thí nghiệm 1
Các màng tạo thành gần như không màu, không mùi, mềm dẻo. Độ láng bóng của các màng Adc, A1, A2 khá tốt, màng A3 có bề mặt sần sùi do hỗn hợp sau khi hồ hóa quá đặc. Độ trong suốt của các màng giảm khi tỷ lệ bổ sung glyoxal tăng, lượng bọt trên màng rất ít và nhỏ.
Hình 4.1. Các màng tạo thành từ thí nghiệm 1
Khi tỷ lệ glyoxal tăng, cảm giác dính tay giảm, khả năng dính vào nhau của các màng giảm, cảm giác độ bền màng tăng, khả năng bóc khỏi khuôn dễ dàng.
Tỷ lệ glyoxal càng tăng thì càng khó đổ màng do hỗn hợp sau khi hồ hóa bị đặc dần. Ở tỷ lệ bổ sung 5 % glyoxal, hỗn hợp tạo thành rất đặc, việc đổ màng rất khó khăn, độ đồng đều khi đổ màng cũng như độ dày của màng không được bảo đảm. Vậy tỷ lệ bổ sung glyoxal tối ưu nhỏ hơn 5 %.
Xử lý số liệu để tìm được giá trị trung bình và giá trị sai số chuẩn (Standard Error) bằng công cụ Add-In Analysis ToolPak, phần Data Analysis > Descriptive Statistics của phần mềm Microsoft Office Excel 2003. Kết quả xử lý thống kê được trình bày trong các bảng phụ lục B2, B3, B4, B5.
Bảng 4.2. Độ dày trung bình các mẫu màng tạo thành từ tinh bột sắn thí nghiệm 1 Màng Công thức Độ dày trung bình (µm) Tinh bột sắn ( %) PVA 217 ( %) Glycerol ( %) Sorbitol ( %) Glyoxal ( %) Adc 31,5 25 10 20 0 64,63 ± 4,51 A1 31,17 24,74 9,90 19,79 1,04 66,30 ± 4,38 A2 30,85 24,49 9,79 19,59 2,06 67,04± 4,78 A3 30,43 24,15 9,66 19,32 3,38 63,15± 3,13
Kết quả phân tích ANOVA được trình bày ở phụ lục B6 cho thấy ảnh hưởng của tỷ lệ glyoxal đến độ dày màng là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95 % (P > 0,05).
Qua bảng 4.2 và kết quả phân tích LSD ở phụ lục B8, ta thấy rằng độ dày màng ở các nghiệm thức glyoxal không có sự khác biệt có ý nghĩa (ở độ tin cậy 95 %).
Độ dày trung bình của các màng tạo thành từ thí nghiệm 1 bằng trung bình của độ dày trung bình của các màng Adc, A1, A2, A3 và bằng 65,28 µm. Lượng glyoxal bổ sung càng nhiều, hỗn hợp hồ hóa càng đặc, càng khó tráng màng làm cho độ dày của màng tăng lên.
Số liệu so sánh độ dày của màng thành phẩm và một số màng đối chứng trên thị trường thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Độ dày trung bình của một số màng Màng thí nghiệm, (mm) Màng đóng gói chân không, (mm) Màng PE mỏng, (mm) Màng PE dày, (mm) 0,065 0,09 0,03 0,06
Màng tạo thành có độ dày xấp xỉ bằng độ dày của màng PE dày, lớn gấp 2,17 lần độ dày màng PE mỏng, nhỏ hơn 1,38 lần màng đóng gói chân không trên thị trường.
4.3. Ảnh hƣởng của tỷ lệ glyoxal đến các tính chất cơ học của màng (thí nghiệm 2)
Kết quả đo độ bền đâm thủng của màng tạo thành từ tinh bột sắn được trình bày qua các bảng 4.4 và được trình bày ở các đồ thị hình 4.2.